Đạo luật Phá thai năm 1967
Theo thông luật của Scotland, phá thai là một tội. Nhưng việc phá thai đã được hợp pháp trong hầu hết các trường hợp kể từ Đạo luật Phá thai năm 1967. Đạo luật cho phép phá thai khi thai “chưa quá 24 tuần tuổi và việc tiếp tục mang thai sẽ gây ra rủi ro hơn là chấm dứt mang thai, tổn thương đối với sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của người phụ nữ mang thai hoặc bất kỳ đứa trẻ nào hiện có trong gia đình; hoặc việc phá thai là cần thiết để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng lâu dài đối với sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của người phụ nữ mang thai; hoặc việc tiếp tục mang thai sẽ gây rủi ro hơn cho tính mạng của thai phụ so với việc chấm dứt thai kỳ; hoặc có một rủi ro đáng kể nếu đứa trẻ được sinh ra sẽ bị những bất thường về thể chất hoặc tinh thần đến mức bị tàn tật nghiêm trọng.”
Scotland có thể là chế độ phá thai cực đoan nhất
Trong bản đệ trình của mình, các giám mục Scotland cho biết nếu việc phá thai được hợp pháp hóa ở Scotland, thì điều đó sẽ khiến Scotland trở thành một trong những chế độ phá thai cực đoan nhất trên thế giới, vượt xa giới hạn thời gian phá thai 12 tuần của hầu hết các nước của Liên minh Châu Âu; cho phép phá thai cho đến khi sinh ra vì bất kỳ lý do gì, kể cả phá thai vì lý do giới tính và vì bất kỳ khuyết tật nào, dù nghiêm trọng đến đâu; và dẫn đến việc loại bỏ yêu cầu phải có hai bác sĩ ký tên khi việc phá thai có thể gây nguy hiểm cho thai phụ bằng cách loại bỏ các hình phạt hình sự đối với việc phá thai được thực hiện trong môi trường không an toàn hoặc bị ép buộc.
Các Giám mục Scotland viết: “Mọi vụ phá thai đều liên quan đến việc lấy đi mạng sống con người vô tội. Chúng tôi kêu gọi Quốc hội Scotland và Chính phủ Scotland bằng những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể nhìn nhận thực tế của việc phá thai, điều luôn gây tử vong cho trẻ chưa được sinh ra.”
Trợ giúp cho các thai phụ và nhìn nhận quyền sống của thai nhi
Các ngài cũng chứng minh bằng số liệu thống kê để cho thấy rằng nghèo đói đóng một vai trò quan trọng trong quyết định phá thai của phụ nữ, khi số phụ nữ ở những khu vực nghèo có khả năng phá thai cao gấp đôi. Theo các Giám mục, Nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ những phụ nữ và gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn như vậy và những người cảm thấy rằng họ không còn lựa chọn nào khác.
Các Giám mục kêu gọi các nghị sĩ và các nhà lãnh đạo chính trị hợp tác để tăng cường nỗ lực thúc đẩy các lựa chọn thay thế cho việc phá thai, đảm bảo hỗ trợ cho những phụ nữ gặp khủng hoảng khi mang thai, đồng thời thừa nhận và thực thi quyền bình đẳng đối với đứa trẻ trong bụng mẹ, điều đầu tiên trong số đó là quyền được sống. Các ngài nói: “Dấu hiệu của một xã hội nhân đạo và nhân ái là vượt qua những khó khăn và thách thức mà phụ nữ phải đối mặt trong trường hợp khủng hoảng mang thai theo cách thức khẳng định sự sống chứ không phải hủy hoại sự sống.” (Crux 24/04/2023)
Hồng Thủy
Nguôn tin: https://www.vaticannews.va/vi/
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH
Đang online: 98 | Tổng lượt truy cập: 4,168,802