Câu 13 - Tại sao, sau Công Đồng Vaticanô II, linh mục chủ tế lại đứng đối diện với cộng đoàn ?
Đây là một trong những cải cách phụng vụ thấy rõ nhất của Công Đồng Vaticanô II.
Thời thượng cổ, hầu hết các nhà thờ được xây hướng về phía đông, hướng mặt trời mọc, nơi tượng trưng cho sự Sống Lại. Hướng về phía đông khi cầu nguyện là một cách muốn cho hiểu rằng cộng đoàn cùng với linh mục chủ tế ngỏ lời với Chúa Kitô phục sinh.
Chúng ta cũng biết rằng người Do-thái hướng về thành Giêrusalem khi cầu nguyện, và người hồi giáo hướng về thành La Mecque.
Sau Công Đồng Vaticanô II, linh mục chủ tế không quay lưng vềà phía cộng đoàn như theo truyền thống nữa, mà quay mặt về cộng đoàn trong suốt thánh lễ. Thông thường, chúng ta đối diện với người nào đó khi nói chuyện. Do đó thật là hợp lý khi linh mục chủ tế hướng về cộng đoàn: chào đầu lễ, bài giảng… Khi linh mục công bố Tin Mừng, chính là Chúa Kitô nói với dân Người.
Nhưng khi cầu nguyện thì sao ? Khi cầu nguyện, tất cả cùng thưa với Chúa. Do đó chúng ta sẽ khó hiểu hơn khi thấy linh mục đứng đối diện với cộng đoàn. Thật ra, bàn thờ được đặt giữa linh mục và cộng đoàn. Sự sắp đặt vị trí như thế có nghĩa là: Chúa không ở trước mặt chúng ta, nhưng ở giữa chúng ta, như lời hứa của Chúa Kitô: “Ở đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ.” (Mt 18, 20). Thánh Phaolô có nói: “Đức Kitô ở giữa anh em, Người là niềm hy vọng vinh quang !” (Col 1, 27).
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH
Đang online: 591 | Tổng lượt truy cập: 4,097,918