Đôi nét chính yếu về Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

  • 31/12/2021 14:23
  • Hội Dòng nữ Đa Minh Thái Bình là Dòng Giáo phận, được Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho Các Dân Tộc chấp thuận nâng từ nhà Phước Đa Minh lên thành Hội Dòng Tu Sĩ, do Hồng y Joseph TOMKO - Bộ Trưởng ký Văn thư ngày 31 tháng 1 năm 2001; và được Đức cố Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Giáo phận Thái Bình – ký Sắc Thành lập Dòng ngày 25 tháng 03 năm 2004.

    ĐÔI NÉT CHÍNH YẾU VỀ HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH

    YẾU TỐ NỀN TẢNG

    1.  Danh hiệu

    Danh xưng “Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình”, Thánh hiệu Đức Maria Trinh Nữ Vương.

    2.  Tính chất

    Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình là Dòng Giáo phận, khấn giữ công khai ba lời khuyên Phúc Âm: Khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.

    3.  Bổn mạng

    Cùng với việc tôn kính Thánh tổ phụ Đa Minh - Hội Dòng nhận Đức Maria Trinh Nữ Vương là Bổn mạng, 22/8.

    4.  Tôn chỉ

        Được tháp nhập và thừa hưởng di sản thiêng liêng của Dòng Giảng thuyết do Thánh Đa Minh để lại, Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình thực thi tôn chỉ:

    “Contemplari et contemplata aliis tradere” nghĩa là:

    “Chiêm niệm và chia sẻ cho tha nhân những điều mình đã chiêm niệm”.

    5.  Mục đích

    Mục đích chung:

    Làm vinh danh Chúa, thánh hoá bản thân, và dâng hiến hoàn toàn cho việc loan báo Tin Mừng, bằng cách khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, theo Hiến pháp Chị Em Đa Minh Việt Nam, nội quy dòng và tinh thần Tu luật Thánh Augustinô, trong cầu nguyện và hy sinh, hầu góp phần vào việc cứu rỗi các linh hồn.

    Mục đích riêng:

    Truyền giáo cho lương dân, giáo dục đức tin và văn hoá cho thanh thiếu niên và nhi đồng, đồng thời lưu ý thích nghi với những hoàn cảnh hiện tại.

    6.  Sống linh đạo Đa Minh

    Sống theo tinh thần Thánh phụ Đa Minh: chiêm niệm và hiến thân lo việc cứu rỗi các linh hồn bằng 4 cột trụ của Linh đạo Đa Minh:

    Sống cộng đoàn, cử hành phung vụ, chuyên cần học hỏi chân lý và thi hành sứ vụ tông đồ.

     7. Các hoạt động:

    • Truyền giáo cho lương dân,
    • Giáo dục đức tin và văn hoá cho thanh thiếu niên,
    • Tham gia các hoạt động thăng tiến con người, đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ, các bệnh nhân, và những người bị áp bức,
    • Chị em còn làm tông đồ bằng cầu nguyện, hy sinh và làm chứng tá qua đời sống.

    PHN I: NGUN GC

    Dòng nữ Đa Minh Thái Bình khởi đi từ một số chị em Nhà mụ Đa Minh được thành lập tại Việt Nam vào thế kỷ XVIII, khi các cha thừa sai Đa Minh thuộc tỉnh Dòng Rất Thánh Mân Côi - Phi Luật Tân sang Việt Nam truyền giáo tại Đàng Ngoài (1676), đã quy tụ chị em và thành lập các cộng đoàn chị em Đa Minh trong địa phận Đông Đàng Ngoài, sau trở thành khu vực địa phận dòng (nay là các Giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Bùi Chu, Thái Bình).[1]

    1. Giai đoạn hình thành

    Sau khi nhà mụ đầu tiên được thiết lập tại Trung Linh năm 1715, do Cha chính dòng Bustamante Hy O.P, [2] các chị em nhà mụ đã phân tán khắp nơi để truyền giáo.[3] Năm 1860, có một nhóm gồm 3 chị nhà mụ quê ở Đồng Yên - Hà Nam cùng với Thầy Trị đã tới định cư tại Giáo họ Trà Lũ [4]. Để có nơi cư trú các chị đã dựng tạm mái nhà tre tại Viên Tiêu, để tiếp tục loan báo Tin Mừng cho mọi người trên quê hương mới.

    Nhà mụ Viên Tiêu là cơ sở xuất hiện đầu tiên trong các cơ sở thuộc Dòng nữ Đa Minh Thái Bình vào những năm 60 của thế kỷ XIX. Đây cũng là thời gian các chị em Đa Minh thuộc địa phận Đông Đàng Ngoài (nay là các Giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bùi Chu và Thái Bình), đã có “bản lề luật bằng chữ Nôm”[5] dựa theo luật dòng nữ Đa Minh Tây Ban Nha và sửa đổi cho thích nghi với hoàn cảnh Giáo hội và xã hội địa phương.

    Theo Sử Ký Địa Phận Trung 1916, thì trong xứ Tiên Chu có hai nhà mụ (Dòng thứ ba ông thánh Duminhgo)[6] ở họ nhà xứ Tiên Chu và họ Viên Tiêu, số chị em trong nhà ấy được 60 người. [7] Ở họ nhà xứ Ngọc Đồng có một nhà Mụ dòng ba ông thánh Đa Minh, có 29 người[8]. Ở họ nhà xứ Cao xá, có một nhà mụ dòng ba ông thánh Đa Minh, có 27 người[9].

    2. Nhà phước trước năm 1954

    Từ thuở khai sinh, chị em nhà mụ vốn tự lực cánh sinh bằng công sức lao động của chính mình. Các chị sống bằng nghề ruộng vườn, chăn nuôi, dệt vải, bào chế thuốc đông y. Chị em sống đơn nghèo, ăn uống đạm bạc, ăn mặc giản dị: áo quần chỉ được mặc áo vải thâm, hay vải nâu; đi chân không.[10] Các chị em nhiệt tình cộng tác với các linh mục trong việc dạy kinh bổn cho các nữ dự tòng…ngoài ra các chị tham gia phục vụ trong các cô nhi viện, các nhà thương…Viện lẽ bán thuốc nam, chị em thường len lỏi vào các làng lương dân, hầu có dịp tiếp xúc và loan báo Tin Mừng, rửa tội cho trẻ em nguy tử, hoặc chuộc lấy đem về nuôi tại nhà thiên thần.

    Trong thời vua chúa cấm đạo, các chị là những người thông tin, liên lạc thư từ, lo liệu cơm nước thuốc men, có khi đem Mình Thánh Chúa cho các đấng chịu giam cầm vì Đức Tin.

    Thập niên 1920, nhà mụ [11] Viên Tiêu lúc này được đổi tên là Nhà Phước Viên Tiêu.

     

    II. NHÀ PHƯC ĐA MINH TI GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

    1. Thiết lập Giáo phận Thái Bình

    Ngày 09.03.1936, Đức Giáo hoàng Piô XI đã ban sắc Proecipuas inter Apostolicas thành lập Giáo phận Thái Bình tách rời khỏi Giáo phận Bùi Chu, gồm hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Ba tháng sau, ngày 15.6.1936, Toà thánh bổ nhiệm cha Gioan Casado Obispo Thuận, dòng Đa Minh (Tây Ban Nha) làm Giám mục đại diện tông toà Giáo phận Thái Bình, tất cả các thừa sai Đa Minh người Tây Ban Nha đều rời Bùi Chu sang nhập vào Giáo phận mới.[12] Cũng năm 1936, một số chị em nhà phước trước đây phục vụ tại Địa phận Bùi Chu, đã trở về phục vụ Địa phận Thái Bình.[13]

    Theo thống kê năm 1939 của Les Missions Catholiques en Indochine: Giáo phận Thái Bình có 280 dì phước tại 12 nhà: Ninh Cù, Trung Đồng, Ngọc Đồng, Cao Mộc, Vân Am, Viên Tiêu, Tiên Chu, Phương Xá, Đông Thành, Bồ Ngọc, Cổ Việt, Thân Thượng.[14] Trong giai đoạn này tại giáo phận Bùi Chu, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi cải tổ và ban sắc lệnh thành lập Hội Dòng Đa Minh Bùi Chu ngày 30.4.1951.

    2. Nhà phước đa Minh Giáo phận sau năm 1954

    Hiệp định Genève ký kết chấm dứt chiến tranh Việt - Pháp. Nhưng đồng thời chia cắt nước Việt Nam làm hai, Giáo hội Việt Nam cũng chịu chung số phận này.[15] Tại Giáo phận Thái Bình, biến cố di cư 1954 làm cho Giáo phận trở nên tan hoang. Hơn một nửa giáo dân, và hầu hết các linh mục ồ ạt kéo nhau vào Nam để được tự do giữ Đạo.[16] Thời điểm này số chị em tại các Nhà Phước giảm nhiều, một số lớn các chị em di cư vào Miền Nam, để lại một số khoảng bốn trục chị già yếu sống trong 13 cơ sở Nhà Phước. Thậm chí, có nơi chỉ còn duy nhất một chị ở lại “giữ đất – giữ nhà”. Suốt thời gian dài gần 40 năm khó khăn do cấm cách, một số bị tù đày, số khác bị bắt về quê quản chế.

     Cho đến năm 1990, chị em Nhà Phước Thái Bình tại các cơ sở mới có khoảng gần ba chục. Đây là con số không lớn, nhưng lại là “nguồn nhân lực nòng cốt” làm nền tảng cho sự phát triển của Dòng nữ Đa Minh Thái Bình sau này.

     

    PHẦN II. HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GIÁO PHN THÁI BÌNH

    Ngày 03.12.1990, Toà Thánh bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang làm Giám mục chính toà Giáo phận Thái Bình.[17] Trong vai trò của một chủ chăn, ngài đã nỗ lực từng bước canh tân Giáo phận, trong đó có việc cải tổ các Nhà Phước Đa Minh Thái Bình.

    Năm 1991, để chuẩn bị nhân sự cho việc thành lập Hội Dòng Đa Minh Giáo phận sau này, các chị nhà phước đã lớn tuổi được Đức cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang, gửi vào Miền Nam tu luyện và tuyên khấn trong Dòng Đa Minh Rôsa Lima, Miền Mẹ Mân Côi. Song song với việc gửi các chị lớn đi vào nhà Tập, Đức cha cũng gửi các em trẻ đi đào tạo để có nhân sự. Từ đây, mỗi năm, các chị em lần lượt từng lớp được gửi vào Miền Nam đào tạo và tuyên khấn. Khi có lớp khấn đầu tiên trở về Thái Bình, Dòng Rosa cách riêng là Miền Mân Côi cử Xơ Anna Trần Thị Ngắm ra Thái Bình làm Đại diện Bề trên[18] để cùng với Đức cha giúp cho chị em, từ việc sắp xếp người gửi đi đào tạo đến việc củng cố tinh thần chị em khi tuyên khấn trở về.

    Ngày 10.6.2000, Đức cha Giáo phận đệ đơn xin Toà Thánh cho phép thành lập Dòng nữ Đa Minh ti Giáo phận Thái Bình, bằng việc xin nâng các cơ sở Nhà Phước Đa Minh hiện có trong giáo phận lên thành Hội Dòng, có lời khấn theo Giáo luật.

    Ngày 15.02.2001, Đức cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang - Giám mục Giáo phận Thái Bình nhận được Thư hồi âm của ca Đức Hồng y Joseph Tomko Tổng Trưởng Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc, trong công văn số 5639/00 đề ngày 31.01.2001, báo tin cho Đức cha là Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc chấp thuận cho hiệp hội công[19] của các chị em nhà phước Đa Minh Thái Bình được thiết lập thành Hội Dòng thuộc địa phận, trụ sở chính thức tại Thái Bình.

    Ngày 13.06.2003, Ban Tôn giáo Chính phủ ra công văn số 354/TGCP-CG chấp thuận đề nghị của Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Sang về việc “Thành lập Dòng nữ Đa Minh Thái Bình” theo thẩm quyền của Giáo phận trên cơ sở các nhà Phước hiện có thuộc hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên.

    Ngày 25.03.2004, lễ Truyn Tin Ngôi Li Nhp Thể ti Nhà Nguyn Toà Giám mc Thái Bình, Đức cha Phanxicô X. Nguyn Văn Sang đã long trọng công bố “Sắc Lệnh Thành Lập Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình thánh hiu Đức Maria Trinh Nữ Vương”; đng thi Ngài đã ký và áp trin Giám mc vào cả 2 bn văn: Sắc Lệnh Lập Dòng và Hiến Pháp ca Hội Dòng. Tm thi Đức cha đt nữ tu Gioanna Martinô Phm Thị Đức làm Bề trên Tng quyn, nữ tu Maria Nguyn Thị Thanh làm Phó bề trên ca Hội Dòng Đa Minh Giáo phn.

    Từ khi công bố sắc lệnh chính thức thành lập Dòng nữ Đa Minh Thái Bình ngày 25.03.2004 đến nay(2021), Hội Dòng đã nhóm họp 6 Tổng Hội :

    Qua các vị Bề trên:

    • Nt. Gioanna Martinô Phạm Thị Đức - Bề trên tiên khởi (2004 -2008)
    • Nt. Maria Ngô Thị Hạnh (2008 - 2017)
    • Nt. Maria Nguyễn Thị Kim Sen (2017 - 2019)
    • Nt. Maria Ngô Thị Hạnh - Bề trên đương nhiệm

    Nhân sự hiện có:

    • 117 chị Khấn trọn
    • 32 em  Khấn tạm
    • 12 em Tập sinh
    • 35 em Thỉnh sinh

    Hội Dòng đang thực hiện cách sáng tạo tinh thần của Tổng Hội lần thứ VI, năm 2019 là: SỐNG CĂN TÍNH ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN TRONG LINH ĐẠO ĐA MINH” để trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Kitô qua 4 phương diện: nhân bản; tâm linh; tri thức; và sứ vụ.

    Từ năm 2004 đến nay, Hội Dòng không chỉ phục vụ tại hai Tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, chị em ra đi vì được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và đưa dẫn tới nhiều vùng thuộc các Giáo phận: Giáo phận Hà Nội, Giáo phận Sài Gòn, Giáo phận Xuân Lộc, Giáo phận Phú Cường.

    Xin ngàn đời tạ ơn Thiên Chúa vì những điều kỳ diệu Ngài đã thực hiện, từ Nhà Mụ Đa Minh tới Nhà Phước Đa Minh và nay là Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình, tất cả chỉ là một con đường duy nhất, một hành trình xuyên suốt thời gian hơn 3 thế kỷ. Với xác tín rằng, tự Vô Biên, Thiên Chúa đã có ý định khai sinh và đặt để Hội Dòng trên hành trình để đem chương trình cứu độ của Người vào giữa lòng thế giới.

     

    Xin tri ân Mẹ Giáo hội, cách riêng Giáo hội Việt Nam, Giáo phận Thái Bình, tưởng nhớ công ơn các Đấng Sáng Lập. Xin thành kính tri ân và tưởng nhớ quý Đấng bậc, các bậc tiền bối đã để lại nền móng và di sản cao quý cho chúng con mà hôm nay đã về Nhà Cha. Xin tưởng nhớ Đức cha cố Phaxnicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, xơ Maria Sophia Mai Thị Kim Chuộng, xơ Anna Trần Thị Ngắm, thầy Giuse Bùi Văn Thiệm.

    Tri ân Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima, cách riêng Miền Mân Côi Hố Nai, quý Bề trên Tổng quyền tiền nhiệm

    Nt. Maria Nguyễn Thị Nhiên

    Nt. Maria Nguyễn Thị Thịnh

    Bề trên Miền Mân côi

    Nt. Maria Nguyễn Thị Sen

    Nt. Maria Đặng Thị Thập

    Quý Dì Giáo các cấp là những người đã đón nhận và đào tạo chúng con để có nhân sự bước đầu cho việc lập Dòng.

    Xin tri ân Đức ông Giêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh, cha Gioan Baotixita Nguyễn Sơn Hải đã cộng tác với Đức cha cố Phanxicô giúp cho việc thành lập Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình mau có tính pháp lý cả về đạo cũng như đời.

    Xin tri ân Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận Thái Bình, quý Cha trong Ban tư vấn Giáo phận, quý Cha giáo, quý Cha dâng lễ, quý Cha Dòng Đa Minh Việt Nam đã nâng đỡ chúng con, để chúng con an tâm vui sống đời hiến dâng phục vụ trên cánh đồng truyền giáo của Giáo hội.

    Đặc biệt xin tri ân quý Cha Mẹ của chị em, quý Ân Thân nhân của Hội Dòng cùng tất cả những ai đã âm thầm cầu nguyện, nâng đỡ ơn gọi của mỗi chị em trong Dòng cũng như đã giúp cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho Dòng, để Dòng được phát triển như ngày hôm nay.

    Ban truyền thông

    File Audio:


    [1] x. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo hội Công giáo Việt Nam - Niên giám 2004 (Tôn Giáo Hà Nội, 2004), tr. 375.

    [2]  x. Lm.Phanxico Xavie Đào Trung Hiệu, OP., Dấu ấn dòng Đa Minh trên quê hương Việt Nam (lưu hành nội bộ), tr.19.

    [3]  Năm 1841, có 22 Nhà Phước Dòng Ba Đa Minh, ba Nhà Phước Mến Thánh Giá đều bị triệt hạ và giải tán mỗi người một nơi. x. Lm. Bùi Đức Sinh Op, Dòng Đa Minh trên đất Việt, T. II, (Sài Gòn, 1995), tr. 206. (x.A.Guglieelmoti:op.cit.156-160.R.Jimeno: “Rilasión de la Persecución de Tunquín..en 1839” trong APSR, Mnila. Q.27, tờ 114-128. (Sử ký Địa phận Trung, op. cit. tr.65.

    [4]  Năm 1988, Giáo họ Trà Lũ được đổi tên thành Giáo họ Viên Tiêu.

    [5]  Lề luật chị em Hãm Mình dòng ông thánh Duminhgô lề luật chị em Mến Câu-rút dù khác nhau mặc lòng, song cũng tóm lại sự hãm mình cả. Vì kẻ Mến Câu rút thì phải hãm mình và kẻ hãm mình cho được phúc thì phải hãm mình vì Mến Câu-rút. Ấy vậy cho nên hai lề luật cũng có nhiều điều phải giữ như nhau, và cũng có một ý cho chị em làm những việc lành phúc đức, cho đáng được Đức Chúa Lời thương đời này và đời sau vô cùng. (x. Bản dịch từ bản chũ Nôm của Nữ tu Đa Minh Tam Hiệp 1972, tr. 20)

    [6] Từ năm 1670, hễ các thầy dòng ông thánh Duminhgô lập nhà mụ nào, thì lập những nhà mụ về dòng thứ ba ông thánh Duminhgô mà thôi. Rầy trong địa phận Trung có 17 nhà mụ về dòng thứ ba ông thánh Duminhgô, và ba nhà mụ mến câu rút; các nhà mụ này vẫn có đã lâu năm, trừ ra nhà mụ xứ Trung Đồng mới khai lập …( X. Fr. Emmanuel Moreno Trinh OP, Sử ký Đại phận Trung, (Phú Nhai, 1916), tr. 254.)

    [7]  x. Fr. Emmanuel Moreno Trinh OP, Sử ký Địa  phận Trung,(Phú Nhai, 1916), tr.202.

    [8]  x. Fr. Emmanuel Moreno Trinh OP, S ký Đa phn Trung, (Phú Nhai, 1916), tr.204.

    [9]  x. Fr. Emmanuel Moreno Trinh OP, S ký Đa phn Trung, (Phú Nhai, 1916), tr.204.

    [10]  x. Fr. Emmanuel Moreno Trinh OP, Sử ký Địa  phận Trung, (Phú Nhai, 1916), tr.236.

    [11] Thập niên 1920, nhà mụ được cải tên là nhà phước, bà bên trên chung các nhà cùng một giáo phận gọi là bà mẹ, ở nhà chính còn có bà phó gọi là bà nhì, chị giữu việc gọi là bà tổng quản lý, các chị em khác gọi là chị phước hay dì phước (nếu có tuổi) (x. Lm. Bùi Đức Sinh Op, Dòng Đa Minh Trên đất Việt - tập II, (Sài Gòn, 1995), tr. 68).

    [12]   x. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo hội Công giáo Việt Nam - Niên giám 2004, (Tôn Giáo Hà Nội, 2004), tr. 594.

    [13]   x. Lm. Giêrônimô Nguyễn Huynh, Gioan CasaDo Thuận Giám mục tiên khởi Địa phận tông toà Thái Bình, (Đồng Nai,  2021), tr.100.

    [14]   x. LM. PX. Đào Trung Hiệu OP, Ba trăm năm hin din ( 1715 – 2015), tr. 10

    [15]   x. Lm Bùi Đức Sinh, OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, (Chân Lý - Sài Gòn, 1994), tr.371.

    [16]   x. Kỷ yếu Giáo phận Thái Bình, 80 năm thành lập 1936-2016, (Hồng Đức, 2016), tr.53.

    [17]   x. Kỷ yếu Giáo phận Thái Bình, 80  năm thành lập 1936-2016, (Hồng Đức), tr.55.

    [18]  x. từ tháng 10 năm 1993 đến năm 2002 bà Anna Trần Thị Ngắm đau bệnh nên trở về miền Nam.

    [19]    Trước kia, ở Miền Bắc, các “chị nhà phước” Thái Bình - tuy được dân gian coi là nhà tu - theo Giáo Luật cũng chỉ được liệt vào số những giáo dân “dòng Ba Đa Minh” sống chung không có lời khấn, tức là thuộc một hiệp hội công (x. GL. 298 ; GL, 301.§3.) (x. công văn số 5639/00 của Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc chấp thuận  cho Hiệp hội công củ các sơ Đa Minh Thái Bình được thiết lập thánh Hội dòng thuộc Địa phận, trụ sở chính thức tại Giáo phận Thái Bình, ngày 31/01/2001, Cha Vinc. Trần Tam Tỉnh dịch)

    Bài viết liên quan