Mục đích của việc Đào tạo
Giai đoạn Thỉnh Sinh
Việc đào tạo nên một người tu sĩ phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn mang những mục đích và đặc tính riêng, giúp cho tiến trình đào tạo là một tiến trình xuyên suốt và tiệm tiến. Đồng thời việc đào tạo cũng giúp cho các huấn sinh nhận biết, yêu mến, lựa chọn và dấn thân cho lựa chọn của mình cách có ý thức và tự do.
Giai đoạn Thỉnh Sinh là giai đoạn khởi đầu. Tựa như lời đáp của Chúa Giêsu với các môn đệ: ‘Hãy đến mà xem’ (Ga 1, 38-39) khi các ông hỏi: ‘Thầy ở đâu?’. Không một lời quảng cáo, trái lại, Ngài để cho các ông hoàn toàn tự do. Vì vậy, khoảng thời gian này sẽ giúp các em xem và tìm hiểu những nét đẹp về ơn gọi dâng hiến, ơn gọi trong Dòng và ơn gọi đích thực mà Chúa muốn nơi chính mình. Bởi đây là giai đoạn nền tảng, mọi lĩnh vực đào tạo trong đời tu đều được đề cập nhưng dừng ở mức độ giới thiệu nhiều hơn. Tuy nhiên, những điều này rất căn bản và quan trọng, nếu các em không học tập và không có ý hướng tu luyện từng ngày ngay từ lúc này thì các em sẽ chới với trong các giai đoạn kế tiếp. Vậy, đâu là những lãnh vực đào tạo sẽ được đề cập trong giai đoạn này?
CÁC LÃNH VỰC ĐÀO TẠO
Để trở thành một tu sĩ tốt, trước đó, ta phải là một giáo dân tốt; trước khi là một giáo dân tốt, ta phải là một công dân tốt. Do đó, các lãnh vực đào tạo bao gồm những môn học nhắm đến một con người trưởng thành, một Kitô hữu trưởng thành và để trở thành một người tu sĩ trưởng thành. Các lãnh vực đào tạo dành cho các em trong giai đoạn này là: đời sống nhân bản, đời sống đức tin, đời sống Giáo hội, đời sống thiêng liêng, ơn gọi Đa Minh và một số kỹ năng mục vụ.
MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA TỪNG LÃNH VỰC
Việc đào tạo trong lãnh vực nhân bản sẽ giúp em sống biết người biết ta, biết kính trên, nhường dưới, lịch thiệp với mình và với mọi người, v.v. tóm lại là sống cho nên người. Do đó, các em sẽ được học những môn học như:
Muốn nói về Chúa cho người khác, cảm nghiệm về Chúa trong đời sống của mình, để Chúa thánh hóa và thanh luyện mình, để mình sống trong tâm tình tín thác, con thảo đối với Thiên Chúa, các em cần có một đời sống đức tin vững vàng. Do đó, các em sẽ được học một số môn nhằm giúp các em trưởng thành về đời sống Đức tin Kitô giáo:
Không có đời sống Kitô hữu ngoài Giáo hội và càng không thể có đời sống thánh hiến ngoài Giáo hội. Nếu như ta là một chi thể, một thành phần trong Giáo hội, trong Hội Dòng thì ta cũng phải biết Giáo hội sinh ra và có cơ cấu tổ chức như thế nào; Hội Dòng mà ta đang tìm hiểu để trở thành một thành viên chính thức được hình thành và phát triển như thế nào. Vì vậy, các môn học giúp các em trong lãnh vực này là:
Đời sống thiêng liêng giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp ta giữ lòng mến, sự quảng đại dấn thân, nguồn ơn thiêng, nguồn sức mạnh, sự bền bỉ theo đuổi và trung thành với ơn gọi. Như có người đã nói: ‘người ta có thể lấy đi tất cả của bạn, nhưng có một thứ họ không thể lấy đi, đó chính là ơn gọi của bạn. Nhưng ơn gọi sẽ tự động rời xa bạn nếu bạn không có đời sống cầu nguyện’. Chính Chúa cũng dạy các môn đệ ‘hãy cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ’ (Mc 14,38). Vì tầm quan trọng của đời sống thiêng liêng đối với người theo Chúa, giai đoạn này các em sẽ được học:
Ơn gọi là một ơn ban cách nhưng không của Thiên Chúa cho một số ít người. Đồng thời, ơn gọi cũng là một mầu nhiệm: chúng ta không được biết trước và không tự mình sắp xếp được một kế hoạch cho chặng đường theo Chúa. Ngược lại, ta luôn được mời gọi sẵn sàng lên đường với niềm tin của Abraham cho mọi sứ vụ sẽ được trao. Để có thể có một sự lựa chọn không sai lầm, ta cần tìm hiểu thêm đôi nét về sự huyền diệu của ơn gọi và đặc biệt là ơn gọi trong Dòng để ta phân định trong ý thức và tự do. Để hỗ trợ cho việc phân định này, Hội Dòng sắp xếp cho các em học các môn như:
Ngoài những lãnh vực đã nêu trên, các em không thể không trau dồi thêm một số kỹ năng mục vụ, vì nó là phương tiện giúp các em có thể nói về Chúa cách sống động, cụ thể hơn cho người khác qua các việc mục vụ giáo xứ hay giao tiếp. Vì thế, các em cũng được học thêm các môn như:
Cầu mong các em luôn biết tận dụng thời gian, sức khỏe, trí tuệ, sự cảm nhận của con tim để có thể phân định ơn gọi của mình và quyết tâm dấn thân.
Xin Chúa ban muôn phúc lành, khơi dậy ước muốn dấn thân noi các em qua lời cầu bầu của Cha Thánh Đa Minh và Mẹ Maria Trinh Nữ Vương!
Ban Đào Tạo
Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH
Đang online: 147 | Tổng lượt truy cập: 4,165,871