Tổng quan 58 chủ đề ngày thế giới truyền thông xã hội (Từ năm 1967 – 2024)

  • 08/05/2024 09:04
  • 58 chủ đề ngày thế giới truyền thông xã hội từ năm 1967 đến năm 2024, dưới 4 triều đại Giáo hoàng. Năm 1967, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã thiết lập Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội và ấn định cử hành vào Chúa nhật trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

    Năm 1967, Thánh Giáo hoàng Phao-lô VI đã thiết lập Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội và ấn định cử hành vào Chúa nhật trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ngày lễ khuyến khích cộng đoàn dân Chúa ý thức tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trong công cuộc loan báo Tin Mừng.

    Kể từ khi được thành lập, Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội đã trải qua 4 triều đại giáo hoàng với 58 sứ điệp được công bố. Sau đây là chủ đề của các sứ điệp:

     

    TRIỀU ĐẠI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAN-XI-CÔ

    Năm 2024 – Trí tuệ nhân tạo và sự khôn ngoan của con tim: Vì một truyền thông nhân bản trọn vẹn

    Năm 2023: “Sự thật trong tình yêu” (Ep 4,15) – Nói bằng trái tim

    Năm 2022: Lắng nghe bằng trái tim

    Năm 2021: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,46) – Truyền thông bằng cách gặp gỡ những con người ở chính nơi họ đang sống và như chính họ là

    Năm 2020: “Để ngươi thuật lại cho con cháu” (Xh 10,2) – Cuộc sống trở thành câu chuyện

    Năm 2019: “Chúng ta là chi thể của nhau” (Ep 4,25) – Từ các cộng đồng mạng xã hội đến cộng đoàn nhân loại

    Năm 2018: “Sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8:32) – Tin giả và một nền báo chí vì hòa bình

    Năm 2017: “Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi” (Is 43,5) – Thông truyền niềm Hy vọng và sự Tin tưởng trong thời đại chúng ta

    Năm 2016: Truyền thông và Lòng Thương xót: Một cuộc gặp gỡ đem lại hoa trái

    Năm 2015: Truyền thông trong gia đình – Nơi dành riêng để gặp gỡ quà tặng tình yêu

    Năm 2014: Truyền thông phục vụ một nền văn hoá gặp gỡ đích thực.

     

     

    TRIỀU ĐẠI ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊ-NÊ-ĐÍC-TÔ XVI

    Năm 2013: Mạng xã hội: Cửa vào sự thật và đức Tin – Những không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng

    Năm 2012: “Thinh lặng và Lời nói – Con đường Phúc âm hóa”.

    Năm 2011: “Chân lý, việc loan báo và tính xác thực của cuộc sống trong thời đại kỹ thuật số”.

    Năm 2010: “Linh mục và việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: Những phương tiện truyền thông mới phục vụ Lời Chúa”.

    Năm 2009: “Kỹ thuật mới, tương giao mới, cổ võ một văn hóa biết kính trọng, biết đối thoại và đầy tình bạn.

    Năm 2008: Các phương tiện Truyền thông: Ở điểm gặp gỡ giữa Thăng tiến Bản thân và Phục vụ. Tìm kiếm Chân lý để chia sẻ chân lý đó với tha nhân.

    Năm 2007: Trẻ em và các phương tiện truyền thông, một thách đố cho việc giáo dục.

    Năm 2006: Các phương tiện truyền thông – Mạng lưới để truyền thông, thông hiệp và công tác.

     

    TRIỀU ĐẠI THÁNH GIÁO HOÀNG GIO-AN PHAO-LÔ II

    Năm 2005: Truyền thông xã hội – Phục vụ cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

    Năm 2004: Các phương tiện truyền thông và gia đình: Nguy cơ và phong phú.

    Năm 2003: Truyền thông xã hội phục vụ cho hòa bình đích thực trong ánh sáng thông điệp “Hòa bình trên thế giới”.

    Năm 2002: Internet – Một diễn đàn mới để loan báo Tin Mừng.

    Năm 2001: Hãy rao giảng trên mọi mái nhà – Tin Mừng trong kỷ nguyên truyền thông toàn cầu.

    Năm 2000: Thông truyền Chúa Ki-tô bằng mọi phương tiện truyền thông vào buổi bình minh của thiên niên kỷ mới.

    Năm 1999: Truyền thông xã hội – Người bạn đồng hành cho những ai tìm kiếm về Cha.

    Năm 1998: Được nâng đỡ bởi thánh linh, hãy thông truyền niềm hy vọng.

    Năm 1997: Loan truyền Chúa Giê-su: Là Đường, là Sự thật và là Sự sống.

    Năm 1996: Các phương tiện truyền thông là diễn đàn mới để thăng tiến vai trò nữ giới trong xã hội

    Năm 1995: Phim ảnh (Cinema) – Truyền thông văn hóa và các giá trị.

    Năm 1994: Truyền hình và gia đình – Những chỉ dẫn để biết xem Truyền hình.

    Năm 1993: Băng hình xem và nghe (video và audio) trong việc huấn luyện văn hóa và lương tâm.

    Năm 1992: Loan báo Sứ điệp của Đức Ki-tô trong Truyền thông xã hội.

    Năm 1991: Truyền thông xã hội và sự hiệp nhất và tiến bộ của gia đình nhân loại.

    Năm 1990: Sứ điệp Ki-tô giáo trong văn hóa vi tính.

    Năm 1989: Tôn giáo trong truyền thông xã hội.

    Năm 1988: Truyền thông xã hội và việc thăng tiến tình liên đới và huynh đệ giữa các dân tộc và các quốc gia.

    Năm 1987: Truyền thông xã hội phục vụ cho công lý và hòa bình.

    Năm 1986: Truyền thông xã hội và việc huấn luyện Ki-tô giáo về công luận.

    Năm 1985: Truyền thông xã hội phục vụ cho việc thăng tiến Ki-tô giáo đối với Giới trẻ.

    Năm 1984: Truyền thông xã hội: Các phương tiện để gặp gỡ giữa đức tin và văn hóa.

    Năm 1983: Truyền thông xã hội và cổ vũ hòa bình.

    Năm 1982: Truyền thông và những vấn đề của người cao tuổi.

    Năm 1981: Truyền thông xã hội và trách nhiệm tự do của con người.

    Năm 1980: Truyền thông xã hội và gia đình.

    Năm 1979: Bảo vệ trẻ em và cổ vũ sự quan tâm tốt nhất đối với trẻ trong Gia đình và trong Xã hội.

     

    TRIỀU ĐẠI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAO-LÔ VI

    Năm 1978: Người đón nhận truyền thông: Các mong đợi, các quyền lợi và các nhiệm vụ phải có.

    Năm 1977: Truyền thông xã hội và quảng cáo: Lợi ích, nguy cơ và trách nhiệm.

    Năm 1976: Truyền thông xã hội và các quyền căn bản và các nhiệm vụ của con người.

    Năm 1975: Truyền thông xã hội và hòa giải.

    Năm 1974: Truyền thông xã hội và truyền giáo trong thế giới ngày nay.

    Năm 1973: Truyền thông xã hội và việc khẳng định và thăng tiến các giá trị thiêng liêng.

    Năm 1972: Các phương tiện truyền thông xã hội phục vụ sự thật.

    Năm 1971: Vai trò truyền thông xã hội trong việc thăng tiến sự hiệp nhất nơi con người.

    Năm 1970: Truyền thông xã hội và giới trẻ.

    Năm 1969: Truyền thông xã hội và gia đình.

    Năm 1968: Truyền thông xã hội và sự phát triển các nước

    Năm 1967: Giáo hội và truyền thông – Ngày thế giới truyền thông lần thứ nhất.

    Truyền thông TGP Hà Nội tổng hợp

    Nguồn tin:  https://www.tonggiaophanhanoi.org/

    Bài viết liên quan