Piazza San Pietro | ANSA
Các cơ quan của Tòa Thánh thủ đắc và sử dụng các tài sản đó không phải cho chính mình, như sở hữu chủ riêng, nhưng nhân danh và dưới quyền bính của Đức Giáo hoàng, để theo đuổi những mục tiêu chính thức, phục vụ công ích và Giáo hội hoàn vũ.
“Một khi được ủy thác các tài sản đó, các cơ quan quản lý chúng trong sự khôn ngoan mà những của chung đòi hỏi và theo các quy luật và thẩm quyền mà Tòa Thánh gần đây đã xác định trong Tông hiến “Praedicate Evangelium”, Các con hãy loan báo Tin mừng về Giáo triều Roma, và theo hành trình dài cải tổ kinh tế và quản trị”.
Quy tắc trên đây tiếp tục đường hướng tập trung các tài sản của Vatican, để các tài sản này có thể được quản lý thích hợp, sau những năm dài trước đây đưa tới sự thất thoát lớn lao.
Trước đó, trong tiến trình cải tổ, Đức Thánh cha đã truyền cho Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh phải chuyển giao tài sản trị giá 600 tỷ Euro cho bộ Kinh tế và Cơ quan Apsa quản trị tài sản của Tòa Thánh, sau những thất thoát trong vụ đầu tư 350 triệu Euro để tậu một bất động sản ở Luân Đôn.
Ngoài ra, Đức Thánh cha cũng ra lệnh tất cả các Bộ và các cơ quan Tòa Thánh phải đệ trình ngân sách và kết toán hằng năm theo các tiêu chuẩn đã qui định. Ngài cũng tập trung duyệt lại các qui tắc về việc đấu thầu, đầu tư, ưu tiên dành cho các công nghệ thăng tiến công ích.
G. Trần Đức Anh, O.P.
Nguồn tin: https://vietnamese.rvasia.org/
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH
Đang online: 36 | Tổng lượt truy cập: 4,178,657