Tham dự Hội Thảo có 180 vị, gồm: Ban thường vụ UBTN toàn quốc, Thư ký của một số Ủy ban Giám mục liên hệ, các Trưởng Ban Thánh nhạc của 27 Giáo phận và các thành viên, các linh mục đặc trách Thánh nhạc của các chủng viện, các vị đặc trách Thánh nhạc của các hội dòng, các linh mục là cộng tác viên của UBTN toàn quốc cùng các nhạc sĩ (Ns), ca trưởng Thánh nhạc, các giảng viên Thánh nhạc tại TTMV TGPSG.
Khai mạc – Gặp gỡ
Buổi Hội thảo được bắt đầu với giây phút cầu nguyện để xin Chúa thánh hóa. Sau đó, Ns Phanxicô đã giới thiệu thành phần tham dự và mời Lm Giuse Phạm Đình Ái, SSS thuyết trình đề tài “Thánh lễ và Thánh nhạc”.
Các điểm nhấn của bài thuyết trình:
- Phân biệt các bài Phụng Vụ và các bài hát trong Thánh lễ
- Phần riêng của Thánh lễ gồm: ca nhập lễ (CNL), ca tiến lễ (CTL) -trước gọi là ca dâng lễ - ca hiệp lễ (CHL): Không nên chọn CNL buồn, dài lê thê, đặc tính của CNL là hân hoan, vui tươi. CTL có thể hát chủ đề ngày lễ và phụng vụ, nên lựa bài thích hợp chủ đề không chỉ là bánh rượu và dâng tiến. CTL trong Thứ 5 Tuần Thánh, Giáo Hội đề nghị nên hát bài “Đâu có tình yêu thương”. Ưu tiên các bài hát Hội Thánh chỉ định. Quy chế nói rằng khi Lm chủ tế đang rước lễ nên hát CHL. Tất cả nên dựa vào sách hát của Giáo Hội hoàn vũ: Không hát về Đức Mẹ, các Thánh, không theo ngày lễ. Nên hát khi đang rước lễ. (x. HDMVTN, các số 178-185)
Các lưu ý:
- Kinh Thương Xót không thuộc hành động thống hối, mà là lời tung hô. Trong lễ an táng không mặc định là bộ lễ Mồ, mà có thể là bộ lễ Seraphim, hoặc bộ lễ của Lm Kim Long. Kinh Thương Xót là quy về Chúa Kitô.
- Kinh Vinh Danh không thay thế bộ lễ khác. Không hát Kinh Vinh Danh vào các Chúa nhật mùa Chay và Mùa Vọng (các lễ linh mục mặc phẩm phục màu tím, trừ những lễ có phẩm phục khác, như Lễ kính thánh cả Giuse [19-3], lễ Truyền Tin [25-3], Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội [8-12], v.. v...
- Kinh Tin Kính nên đọc hơn là hát.
- Sanctus được toàn thể cộng đoàn hát [Nếu không thể hát thì đọc rõ tiếng – Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma, Ấn bản mẫu thứ ba 2002[=SLR], số 31 ở cuối].
- Kinh Lạy Cha là lời kinh chuẩn bị rước lễ cao nhất nên hát trong dịp lễ long trọng. Chỉ có vị tư tế đang dâng Thánh lễ giang tay cầu nguyện và cộng đoàn không giơ cao tay hay nắm tay nhau.
- Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa nên được hát vào Chúa nhật và lễ trọng.
- Nên hát bản văn Phụng vụ đã được Hội Thánh hoàn vũ quy định.
Tiếp lời Lm Giuse, cha Rôcô nói về các cuốn sách gởi tặng tham dự viên:
(1) Hương Trầm 33 viết về Thánh Nhạc.
(2) Niệm Suy Lời Chúa 3 do cha giáo Kim Long gởi tặng.
(3) Hòa Tiếng Hát Ngợi Khen do Ns Việt Khôi gởi tặng.
Ban Thánh nhạc đã dành nhiều thời gian để lắng nghe những ý kiến và giải đáp thắc mắc của tham dự viên. Lm Rôcô và Lm Giuse đã trả lời và giải thích thỏa đáng để mọi người cùng học hỏi và thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của Giáo hội.
- Phần Ca Tiến lễ có thể áp dụng ba cách:
+ Lm đọc nhỏ tiếng mẫu thức trong SLR
+ Nếu không hát ca tiến lễ, linh mục đọc lớn tiếng mẫu thức trong SLR (x. số 23, 24, 25).
+ Hoặc Dạo đàn.
- Mùa Chay tuyệt đối không hát, không đọc Alleluia, nhưng có 8 mẫu thay thế cho Alleluia, có 2 mẫu đã được dịch, một mẫu là: Lạy Chúa Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa (Hướng dẫn GH trong sách Mục lục Thánh lễ).
Lm Rôcô trình bày những khó khăn phức tạp trong việc Imprimatur các bài hát, nhiều người phải ngồi với nhau để chỉnh sửa từng chút một.
Cha giáo Kim Long chia sẻ: Từ sau canh tân Công đồng Vaticanô II, khi dâng lễ những bài nào không thích hợp thì bỏ. Cứ hát những bài hợp với tâm tình dâng lễ. Cao điểm là Dâng bánh rượu để trở thành Mình Máu Chúa, không nên kéo dài quá.
Sau giờ giải lao, các tham dự viên tiếp tục có những câu hỏi và được giải đáp thỏa đáng.
Một số ý kiến đã đánh giá cao việc làm của Ban Thánh Nhạc (BTN):
(1) Tất cả nên hiệp hành với GH để làm sao đi càng đúng càng tốt.
(2) Trong việc hiệp hành nên cân bằng, có những Lm khắt khe quá, có những vị khác lại không quan tâm.
(3) Các Nhạc sĩ cũng nên hiệp hành với toàn quốc và BTN Việt Nam, nên khiêm tốn lắng nghe và đồng ý sửa đổi bài mình sáng tác.
Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích đã được Ủy ban TN cảm ơn và ghi nhận.
Đúc kết của ĐGM Aloisiô – Chủ tịch UBTN
Trong buổi hội thảo hôm nay, chúng ta được nghe đề tài quan trọng là Thánh lễ. Phụng Vụ (PV) thì bao la, Lm Giuse chỉ thuyết trình riêng phần Thánh lễ thôi mà đã có nhiều góp ý. Thánh nhạc hôm nay vẫn còn lấn cấn trong hát PV và hát trong PV. Sách lễ Rôma hiện xong rồi nhưng ĐTC Phanxicô còn xem coi cho phù hợp với các địa phương nên tới ngày hôm nay chúng ta vẫn còn đang chờ sách lễ Rôma để có những bài hát chính thức của VN trong PV. Trong các ý kiến, vấn đề khác đụng chạm tới các giáo xứ chứ không riêng Thánh nhạc. Vấn đề thay đổi một thói quen [không đúng từ trước đến nay] không dễ, cái khó là làm sao dung hòa được với nhau. Nghệ thuật trong PV giúp chúng ta hướng dẫn cộng đoàn nâng tâm hồn lên với Chúa mới là quan trọng. Các ca đoàn, các anh chị hát solo và người đánh đàn thích thể hiện để người ta khen mình, như vậy sai với lời ca tiếng hát trong PV. Đàn hát cho rõ lời để người ta hiểu mới đúng.
Ngài cảm ơn sự hiện diện của các tham dự viên, cùng những ý kiến đóng góp trong Hội thảo. Chắc chắn BTN sẽ đúc kết và phổ biến để mọi người biết.
Cuối cùng, ngài cho biết lần Hội thảo tiếp theo sẽ vào ngày 18-10-2022 tại TTMV.
Lm Thư ký tóm tắt: Trong Thánh nhạc, yếu tố Thánh là quan trọng, nên loại bỏ mọi yếu tố trần tục, nên cố gắng viết theo Thánh kinh và Thánh Vịnh, nguồn Phụng vụ. Giáo Hội không ngừng cổ võ những sáng kiến khi sáng tác Thánh nhạc để làm giàu kho tàng Thánh Nhạc VN.
Sau khi ĐGM, Chủ tịch UBTN ban phép lành cho các tham dự viên, Lm Cao Huy Hoàng đã dâng lời cầu nguyện: “Chúng con cảm tạ Chúa vì được gặp nhau, lắng nghe, trao đổi và phân định để tham gia với Giáo Hội. Xin cho chúng con thấu hiểu nhau và hiệp nhất để làm sáng danh Chúa.”
Buổi Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 48 kết thúc lúc 11g30 bằng bài hát “Đâu có tình yêu thương...”
Bài viết: Tóc Ngắn (TGPSG)
Hình ảnh: Ban Truyền thông TGP Sài Gòn
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH
Đang online: 591 | Tổng lượt truy cập: 4,068,324