Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 112 - Tính dục – Năng lượng yêu thương

  • 04/01/2024 19:20
  • WHĐ (04.01.2024) - Tính dục theo cái nhìn của Kitô giáo như đã nhắc đến ở trên không chỉ dừng lại ở sinh học và cơ thể. Tính dục góp phần tạo nên căn tính một người và là phương cách để con người tương quan với nhau.

    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

    Bài 112: TÍNH DỤC – NĂNG LƯỢNG YÊU THƯƠNG

    Thùy Trang – DHM

    Câu hỏi: Con thấy Mười Điều Răn, điều thứ 6: Chớ làm sự dâm dục lúc nào cũng thách đố cho người trẻ. Những tội lỗi nào liên quan đến điều răn thứ 6 và làm thế nào để vượt qua?

    Trả lời:  

    Có một sự sống cuồn cuộn trong người chúng ta, và không ai có thể phớt lờ. Nó cuốn hút tôi và cuốn hút người khác vào tôi và tôi vào người khác: tính dục.

    Xét về sinh học, tính dục thuộc hệ sinh sản. Như thế, nó cũng chỉ là một trong các hệ sinh học giúp cơ thể chúng ta thực hiện các hoạt động sống. Vậy sao nó lại được con người mọi thời quan tâm nhiều đến thế, và dường như nó vượt qua lãnh vực sinh học. Nhà tâm lý Sigmund Freud cho rằng nó (Ham muốn tình dục – Libido) quyết định toàn bộ nhân cách và động cơ của con người!

    Nó thật sự là gì mà có sức mạnh ghê gớm như vậy? Con người đã phong thần cho sức mạnh này trong tín ngưỡng phồn thực, trong văn hóa điếm thánh (prostitues sacrees). Thần thoại Hy Lạp nói về vị thần tình yêu là Cupid vì họ không thể giải thích được tại sao người ta lại phải lòng nhau cực độ như vậy. Các tôn giáo lớn nhìn thấy mối nguy hiểm do tính dục gây ra nên đặt ra giới răn để ngăn cấm người ta sa phạm mà hủy hoại bản thân mình và người khác. Đức Phật khuyên chúng sanh diệt dục tức là lòng ham muốn, trong đó bao gồm cả tính dục (giới thứ ba trong Ngũ giới). Do Thái giáo và Kitô giáo đặt ra điều cấm trong Mười điều răn hay Mười Lời (x. Xh 20,3-17) là điều thứ sáu và thứ chín: “Ngươi không được ngoại tình” (Xh 20,14) và “Ngươi không được ham muốn vợ người ta” (Xh 20,17).

    Không chỉ dừng ở đó, các tôn giáo, và cả Công giáo đã đi rất xa trong việc giải thích về tội dâm dục, làm cho người ta cảm tưởng như nó là tội không thể được tha, tội trọng nhất! Tác dụng của những răn dạy này là làm cho người ta tránh không phạm tội, nhưng đồng thời nó cũng làm mất đi vẻ đẹp thật sự của tính dục. Nếu Thiên Chúa là Tốt Lành, Ngài lại có thể tạo dựng nên tính dục như một điều xấu xa sao?

    Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có 129 bài nói chuyện giáo lý ngày thứ tư hàng tuần từ tháng 9/1979 đến tháng 11/1984, được tổng hợp thành cuốn Thần học về thân xác, Đức Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn chuyển ngữ, cho thấy vẻ đẹp của tính dục con người trong kế hoạch thần linh của Thiên Chúa. Cha Gerald D. Coleman, SS., trong cuốn “Tính dục con người – Một ân ban toàn diện” đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ và hệ thống về mọi phương diện của tính dục con người dưới ánh sáng Lời Chúa, sinh học, tâm lý và đạo đức học. Thần học về Sáng tạo hiện nay cũng góp phần “cải thiện” cái nhìn về tính dục con người trong công trình sáng tạo tốt lành của Thiên Chúa.

    Năng lượng tính dục tạo nên khao khát kết nối giữa người với người, đặc biệt là giữa những cặp người khác giới đến độ họ có thể cam kết chung sống trọn đời và đảm nhận mọi trách nhiệm hôn nhân và con cái. Năng lượng tính dục cũng tạo nên tình yêu lớn lao dành cho đồng loại, lòng say mê vẻ đẹp, sự sáng tạo nghệ thuật, khao khát dấn thân chăm sóc cho những gì nhỏ bé và yếu ớt – như nỗ lực chung sức chăm lo và bảo vệ Mẹ Đất chẳng hạn.

    Sự giảm thiểu tính dục

    Tính dục theo cái nhìn của Kitô giáo như đã nhắc đến ở trên không chỉ dừng lại ở sinh học và cơ thể. Thiên Chúa tạo dựng con người là nam, là nữ (St 1,27). Như thế, tính dục góp phần tạo nên căn tính một người, và là phương cách để con người tương quan với nhau. Xã hội học gọi điều này là vai trò giới (gender role) – Cách thức một người sống, làm việc, tương quan và thực hiện vai trò trong gia đình và xã hội theo giới tính của mình.

    Thế giới ngày nay có khuynh hướng giảm thiểu tính dục thành những hoạt động tình dục đơn thuần. Điều này tạo nên nhiều lạm dụng và biến thể gây tổn hại khôn lường cho những người liên quan và toàn xã hội.

    Tình dục được phóng đại như thể là nhu cầu duy nhất của con người, hoặc bị cào bằng với nhu cầu ăn uống! Bởi thế họ cũng không cần một ranh giới bảo vệ hay ràng buộc nào.

    Tình dục còn bị tách rời khỏi hôn nhân và trách nhiệm sinh dưỡng con cái, nó chỉ còn đơn thuần là một sự thỏa mãn khoái lạc cá nhân mọi nơi mọi lúc. Họ cho mình quyền lạm dụng từ ấu nhi đến lão niên, tương quan thân cận hay xa lạ.

    Mình vẫn nhớ được cảm giác kinh tởm khi tham dự một khóa học do các bác sĩ trình bày về những biến thái tình dục nơi con người. Chợt nghĩ sao loài được Thiên Chúa tạo dựng cao đẹp như thế mà lại dùng khả năng của mình để biến mình thành điều kinh khủng như vậy!

    “Chớ làm sự dâm dục”

    Bạn hỏi những gì thuộc về tội dâm dục, tức là hỏi về những điều làm tổn hại đến tính dục cao đẹp của con người. Ai thực hiện những điều này thì mang tội vì làm tổn hại đến sự cao quý của chính mình và của người liên quan.

    Sách Giáo Lý Giáo hội Công giáo xác định danh sách các tội này bao gồm (x. GLGHCG 2351-2359):

    - Dâm ô: Ham muốn vô độ hưởng thụ khoái lạc.

    - Thủ dâm: Cố tình kích thích cơ quan sinh dục nhằm gây khoái lạc tình dục.

    - Tà dâm: Quan hệ xác thịt ngoài hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Nó bao gồm ngoại tình và quan hệ tình dục trước hôn nhân.

    - Sách báo, phim ảnh và tranh ảnh khiêu dâm: Cố ý phơi bày những hành vi tình dục thầm kín thực sự hay mô phỏng bằng ấn phẩm khiêu dâm.

    - Mại dâm và mãi dâm: xúc phạm đến phẩm giá của người bán dâm vì họ biến mình thành trò vui xác thịt cho người mua dâm.

    - Hiếp dâm: Dùng bạo lực (hoặc dụ dỗ) bắt ép người khác quan hệ nhục dục với mình.

    - Đồng tính luyến ái: Những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái và có hành vi quan hệ thân xác với nhau.

    Định hướng năng lượng yêu thương

    Nhằm đạt đến sự viên mãn như một người mang giới tính, trong khuôn khổ bài viết, xin đề nghị với bạn đôi điều sau:

    1. Giáo dục giới tính Kitô giáo giúp bạn có cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp của tính dục mà Thiên Chúa đã dựng nên, để giúp bạn sống trọn vẹn ý nghĩa của nó, dù bạn độc thân, lập gia đình hay đang sống đời tu trì.

    2. Luyện tập sống khiết tịnh dành cho mọi người ở mọi độ tuổi và bậc sống. Nó giúp bạn quản lý và thăng hoa tính dục của mình và biết cách diễn đạt tính dục đúng cách và mang lại ý nghĩa.

    3. Sống chân thật và có trách nhiệm giúp bạn nhận biết nhu cầu tình dục của bản thân và người khác, đồng thời không chạy theo văn hóa ảo “thời công nghệ 4.0”.

    4. Tạo khung pháp lý bằng pháp luật và định chế hôn nhân Kitô giáo giúp bảo vệ tính dục của những người liên quan và con cái họ.

    5. Chuyển hóa năng lượng tính dục thành tình yêu thanh khiết dành cho nhân loại, vũ trụ, nghệ thuật, khoa học, và dành để yêu chính Đấng Tạo Hóa của mình.

    6. Cuối cùng, bạn hãy cẩn trọng với Camera và Internet! Vì chúng tạo điều kiện cho bạn vừa quá riêng tư, vừa quá rẻ tiền, lại không phải chịu trách nhiệm gì về hành vi tính dục của mình. Ai cũng nghĩ vậy, nhưng họ quên rằng “nhà mạng” và Google Search biết bạn đang làm gì!

    Nguyện chúc bạn cảm hiểu được vẻ đẹp toàn vẹn trong tính dục được ban cho bạn, và biết sử dụng chúng để yêu thương và dấn thân.

    Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 6, Nxb Tôn Giáo, 05/2021)

    Nguồn tin:  https://hdgmvietnam.com/

     

     

    Đọc thêm những câu hỏi đã được trả lời:

     

    Bài 112: Tính dục – Năng lượng yêu thương

    Bài 111: Hạnh phúc trong Thiên Chúa

    Bài 110: Sơ ơi cứu con! (vấn nạn phá thai)

    Bài 109: "Hôn nhân đồng tính" có theo luật tự nhiên và thiên luật?

    Bài 108: Của cho không bằng cách cho

    Bài 107: Ý nghĩa của lao động

    Bài 106: Tình yêu Thiên Chúa và sự dữ trong thế giới con người

    Bài 105: Làm giàu trước mặt Thiên Chúa

    Bài 104: Đức Giêsu, người thật việc thật

    Bài 103: Người tu sĩ đồng tính

    Bài 102: Ấp ủ ơn gọi

    Bài 101: Cám dỗ nơi người tu sĩ

    Bài 100: Bình an nội tâm

    Bài 99: Nguồn sống đang bị đe dọa

    Bài 98: Công việc người trẻ trong đường hướng của Thiên Chúa

    Bài 97: Giáo dân xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô

    Bài 96: Giáo hội và vấn đề trợ tử

    Bài 95: Thời đại 5G mà còn cầu nguyện à?

    Bài 94: Đức tin hay mê tín

    Bài 93: Khủng hoảng đức tin có tội chăng?

    Bài 92: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong vụ nổ Big Bang?

    Bài 91: Khi nào đến ngày tận thế?

    Bài 90: Thiên đàng hỏa ngục hai bên

    Bài 89: Đòi hỏi của Chúa Giêsu có còn hợp với thời đại công nghệ?

    Bài 88: Kính lão đắc thọ

    Bài 87: Sự sống thai nhi – Hồng ân bị loại bỏ

    Bài 86: Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu?

    Bài 85: Con nhà người ta

    Bài 84: Quan điểm của Giáo hội về hôn nhân đồng tính

    Bài 83: Vấn đề ly hôn của người Công giáo

    Bài 82: Để trở nên cha mẹ Công giáo tốt

    Bài 81: Thánh Giuse - Đấng bảo hộ gia đình

    Bài 80: Kinh Thánh có thật là Lời Chúa?

    Bài 79: Hỗ trợ sinh sản thông qua y học, nên hay không?

    Bài 78: Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới

    Bài 77: Không biết không thể phục vụ

    Bài 76: Một Giêsu cho người trẻ

    Bài 75: Cách Giáo hội đồng hành với con người

    Bài 74: Vấn đề độc thân của linh mục

    Bài 73: Tình yêu thực sự là gì?

    Bài 72: Sống trung thành trong giao ước hôn nhân

    Bài 71: Nhẫn nhục làm nên hạnh phúc gia đình

    Bài 70: Bất khả phân ly

    Bài 69: Gia đình khác đạo

    Bài 68: Vượt qua lười biếng

    Bài 67: Ý nghĩa của Bí tích Giao hòa

    Bài 66: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo

    Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc

    Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính

    Bài 63: Kitô hữu là ai?

    Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?

    Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô

    Bài 60: Nghe là làm theo Lời Chúa

    Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau

    Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước

    Bài 57: Ươm mầm đức tin

    Bài 56: Tự do

    Bài 55: Sống chiều sâu

    Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

    Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

    Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

    Bài 51: Vợ, hay "con vợ"?

    Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

    Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

    Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

    Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

    Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

    Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

    Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

    Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

    Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

    Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

    Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

    Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

    Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

    Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

    Bài 36: Những nơi thờ phượng

    Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

    Bài 34: Robot thánh

    Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

    Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

    Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

    Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

    Bài 29: Cám dỗ tính dục

    Bài 28: Chết trong an bình?

    Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

    Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

    Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

    Bài 24: Giống nhau không?

    Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

    Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

    Bài 21: Một đời để sống

    Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

    Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

    Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

    Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

    Bài 16: Tương thân tương ái

    Bài 15: Áo giáp chống nạn

    Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

    Bài 13: Vấn đề truyền giáo

    Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

    Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

    Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

    Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

    Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

    Bài 07: Nhanh từ từ thôi

    Bài 06: Hiện tượng bóng ma

    Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

    Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

    Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

    Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

    Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời

    Lời giới thiệu: Giải đáp thắc mắc cho người trẻ Công giáo

    Bài viết liên quan