Suy niệm Tin mừng thứ Ba - Tuần 2 - Thường niên (Mc 2, 23-28)

  • 15/01/2023 18:39
  • "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat" (Mc 2, 28)

     

    1. Tin Mừng: Mc 2, 23-28

    Vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: "Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?" Người trả lời rằng: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy điều mà Ðavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?" Và Người bảo họ rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".

     

    2. Suy niệm:  Luật vì người chứ không phài người vì luật 

    Theo tờ Chúa nhật thời báo, trước khi hoàng đế Akihitô băng hà, Hội đồng hoàng gia Nhật tỏ ra lo lắng về việc kén vợ cho hoàng tử Hirôhitô, vì họ đang gặp một hoàn cảnh hết sức khó xử : Một bên thì dư luận toàn dân Nhật đang nóng lòng trông chờ Thái tử Hirohito thành hôn và một bên cha mẹ của những thiếu nữ thuộc dòng quí phái của Nhật lại không muốn cho con gái mình trở thành hoàng hậu.

    Xưa các bậc làm cha mẹ thường muốn cho con cái của mình có địa vị cao trong xã hội, để mình được danh tiếng, được hưởng những đặc quyền này, đặc quyền kia. Vậy tại sao ở đây lại trái ngược lại như thế ?

    Lý do của các bà mẹ của những thiếu nữ quí phái Nhật nêu ra, chỉ là vì họ không muốn cho con gái của họ bị coi là “tù trung thân” ở trong hoàng cung.

    Làm hoàng hậu mà lại  coi là “tù trung thân” hay sao ?

    Phải, đúng như vậy, bởi vì khi đã bước chân vào hoàng cung là phải giữ biết bao nhiêu những nghi thức rườm rà. Chẳng hạn như việc ăn uống. Theo tục lệ, người nấu ăn cho nhà vua, phải ăn những đồ ăn trước mắt nhà vua, rồi nhà Vua mới được ăn. Các đồ Vua ăn phải cân đo trước và sau khi Vua ăn.

    Hoặc trong những dịp xuất hiện trước mặt dân chúng, nếu chẳng may có một con ruồi hay một con muỗi đậu ở trên mặt, thì Vua cũng như  Hoàng Hậu, không được phép lấy tay đuổi chúng đi, vì một việclàm như thế là một vieôc làm hạ cấp.

    Thì ra những tục lệ trong hoàng cung, đã biến những con người ở trong đó, trở thành những người tù, vì luôn phải làm theo những tục lệ. Điều này những ai đã xem bộ phim  “Hoàng đế cuối cùng” của Trung Quốc, hẳn là sẽ nhận rõ: Phổ Nghi, vị Hoàng Đế cuối cùng của nhà Mãn Thanh, nhiều lần đã tỏ ra khó chịu về những tục lệ cổ xưa.

    Trong đoạn Tin Mừng được trích đọc hôm nay, Thánh Sử Marco ghi lại cuộc tranh luận giưã Chúa Giêsu và những người Biệt Phái về ngày hưu lễ.

    Cuộc tranh luận phát xuất từ trường hợp những người này thấy các môn đệ của Chúa Giêsu đã bứt lúa, khi đi ngang qua cánh đồng lúa, vào một ngày Sabbat. Theo họ thì đây là việc làm vi phạm ngày Sabbat.

    Nhân cơ hội này, Chúa Giêsu đã tuyên bố, ngày Sabbat được lập ra vì con người, chứ không phải con người được dựng nên vì ngày Sabbat. Như thế luật được lập ra là để phục vụ con người, chứ không phải để biến con người trở thành máy móc nô lệ cho luật.

    Qua việc tranh luận về ngày Sabbat, Chúa Giêsu muốn nói rằng, luật chính yếu về ngày hưu lễ là luật Bác Aỳi. Thiếu Bác Aỳi luật chỉ là một xác chết không hồn. Thiếu Bác Aỳi mà thi hành luật thì chỉ là hành động một cách mù quáng.

    Một đời sống Đức Tin quân bình, đòi hỏi người Kitô hữu chúng ta phải tuân giữ các thực hành đạo đức, nhưng không phải là một cách máy móc hoặc là vì sức ép từ ở bên ngoài. Trái lại, phải thực hành với tất cả ý hướng là làm vì Chúa, và vì tha nhân.

    Và nếu luật được thiết lập là vì con người, nghĩa là để phục vụ con người, để làm phương tiện cho con người đến với Chúa, thì việc gì phải quá câu nệ vào những hình thức của luật. Điều đáng quan tâm chính là tinh thần của luật.

    Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả các con cái Chúa khi tuân hành các lề luật trong đạo, luôn nhìn ra tinh thần của luật, chứ đừng câu nệ vào những hình thức của luật. Như thế việc giữ đạo của chúng ta sẽ không trở nên nặng nề, bất đắc dĩ chẳng đặng đừng, mà trái lại chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng phấn khởi.

    Nguồn tin:  http://giaophanthaibinh.org

    Bài viết liên quan