Suy niệm Tin mừng thứ Tư - Tuần 2 - Thường niên (Mc 2, 23-28)

  • 15/01/2023 18:39
  • Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?" (Mc 2, 4)

     

    1.  Tin Mừng: Mc 3, 1-6

    Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy đứng ra giữa đây". Rồi Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?" Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: "Hãy giơ tay ra". Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người.

    2. Suy niệm:  Luật phải làm cho sống

    Bài Tin Mừng trần thuật việc Chúa Giêsu làm phép lạ chữa khỏi bệnh cho một người bị bại tay trong ngày hưu lễ Sabat của người Do thái. Phía thính giả, riêng bệnh nhân và cả gia tộc anh hẳn phải bộc lộ niềm vui và biết ơn Chúa lắm. Trong khi những người biệt phái lại buồn và ganh tỵ vì Chúa làm được nhiều việc như chữa bệnh ngày Sabat.

    Chúa biết lòng họ nên Chúa gọi người bại tay đứng ra giữa “thanh niên bạch nhật” để mọi người thấy việc Chúa làm công khai và chính đáng. Khi người đó đứng ra giữa rồi thì Chúa hỏi họ trong ngày sabat nên làm việc lành hay việc dữ, cứu người hay giết người ? Đối với người biệt phái chắc là khó trả lời lắm, vì việc lành thì bất cứ lúc nào cũng nên làm chứ không lệ thuộc thời gian hay theo hứng. Thành ra Chúa đặt câu hỏi đó để đánh thức lương tâm và cho họ biết việc bắt bẻ là phi lý. Về phía các biệt phái họ im lặng. Im lặng không trả lời có thể hiểu là đồng ý, là phải làm việc lành ngày sabat. Im lặng tức là trả lời rồi. Nhưng im lặg ở đây cũng là một thái độ cố chấp cứng cỏi và tự kiêu nữa.

    Thái độ của Chúa Giêsu đối với người biệt phái rất rõ “Chúa nhìn quanh họ một vòng vừa thịnh nộ vừa buồn phiền” (c.3). Chúa phủ nhận tinh thần của người biệt phái có óc nệ luật. Tinh thần đó chỉ đưa đến chỗ lỗi luật và lỗi với cả Đấng làm ra lề luật. Chỉ vì óc nệ luật thành ra coi thường lời Chúa dạy, lấy cái tùy làm cái chính, trong khi lại lỗi luật căn bản của công bằng và yêu thương (Mt 23,13). Chúa chủ trương phải thực lòng tôn trọng lề luật bằng tinh thần. Chúa không đến phá hủy lề luật nhưng làm cho luật nên hoàn hảo nghĩa là làm cho người giữ luật được nên thánh, được hưởng sự sống bởi luật đó. Luật đó đem lại một sức mạnh mới, một nội dung mới, một tinh thần, một ý nghĩa, một sức sống.

    Chúng ta có thể thấy rõ ý Chúa là chừng nào luật cũ phù hợp với tinh thần của Ngài, thì Ngài chấp nhận, vì chính Chúa đã nhận luật Do thái như ăn chay, đóng thuế, lên đền thờ cầu nguyện, vào hội đường nghe giảng Kinh thánh. Nhưng chừng nào luật đó đi ngược với luật của Chúa không chấp nhận: như luật Talion (mắt thế mắt, răng đền răng).

    Chúng ta thấy óc nệ luật có những ác quả:

    1. Làm cho con người hẹp hòi cố chấp, cứng cỏi, hết thông cảm, hết tình người.

    2. Làm cho người ta băn khoăn lo sợ , lúc nào cũng bị ám ảnh bởi sự sai lỗi, thành ra mất quân bình, bất an lương tâm.

    3. Làm cho con người sợ dư luận, dễ giả hình, che đậy, giả dối, đóng kịch bên ngoài và phạm sự thánh.

    4. Làm cho con người tiêu cực, thụ động, ít sáng kiến... đưa tới độc đoán.

    Một người có tinh thần lề luật của Chúa là người sống trong tinh thần tự giác. Luật Chúa là kim chỉ nam cho mọi hành động. Luật Chúa là con be bờ dục vọng, là một con đường dẫn tới một nơi đã định. Nếu chúng ta có tinh thần lề luật thì con người sống bình an biết mấy, chẳng cần ai quấy rầy sửa bảo nữa. Lúc ấy ta mới thấy ách Chúa êm ái và nhẹ nhàng thật sự (Mt 11,29).

    Nguồn tin: http://giaophanthaibinh.org

    Bài viết liên quan