Những khái niệm đặc trưng cho sự cám dỗ hướng tới chủ nghĩa đắc thắng và tính thế tục không được khiến chúng ta nghĩ rằng đây là những vấn đề hời hợt. Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng tinh thần trần tục ghét đức tin, đánh cắp Tin Mừng, giết chết những người kiên quyết chống lại nó, giết các vị tử đạo của chúng ta[5], giống như nó đã giết chết Chúa, và quyến rũ những người sẵn sàng chấp nhận nó dưới mọi hình thức, từ chối thập giá. “Thật lạ, thưa Cha, tính trần tục là một lối sống hời hợt…. Ai đó có thể nói với tôi như thế. Chúng ta đừng tự lừa dối mình! Không có gì thuộc về thế gian là hời hợt! Nó có rễ sâu, rễ rất sâu. Nó giống như một con tắc kè hoa, nó thay đổi, nó đến và đi tùy theo hoàn cảnh, nhưng bản chất thì như nhau, một lối sống đi vào mọi nơi, kể cả Giáo hội. Tính trần tục, lối thông diễn trần tục, mọi thứ đều có thể được tạo ra để có vẻ ngoài theo một hình thức nhất định”[6]
Một cám dỗ khó phân định
ĐTC khẳng định rằng đây là một cơn cám dỗ chạm đến cả lối sống và cách giải thích thực tế của chúng ta, và rất khó để nhận ra, nên vấn đề phải được giải quyết một cách nghiêm túc. Khó khăn không nằm ở việc hiểu “ý tưởng” về chủ nghĩa đắc thắng từ góc độ xã hội học hoặc tâm lý, mà là ở việc đưa ra một “sự phân định mang chiều kích Phúc âm” thực sự (EG 50) trong từng trường hợp, qua đó mỗi người hoặc toàn thể Giáo hội nghe, giải thích và lựa chọn những gì khiến Giáo hội ra đi truyền giáo và từ chối những gì khiến Giáo hội khép kín hoặc những gì muốn xâm chiếm Giáo hội. Cần phải phân định trong mọi hoàn cảnh những hành vi, hoàn cảnh và cơ cấu trong đó tính trần tục bị ẩn giấu và che giấu.
Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng chỉ rõ rằng trung lập không phải là một lựa chọn: Nếu chúng ta không tôn vinh Thiên Chúa, chúng ta tất sẽ tôn vinh lẫn nhau (x. EG 93); nếu lời rao giảng của chúng ta không hội nhập văn hóa, nó sẽ trở nên trừu tượng. Nếu chúng ta không phải là những mục tử, chúng ta sẽ trở thành những người làm thuê (x. EG 94). Nếu chúng ta không gánh lấy những tủi nhục nơi thập giá của mình, những cuộc đấu đá nội bộ ắt sẽ nảy sinh (x. EG 98). Vì vậy chúng tôi tin rằng đây không chỉ là vấn đề quan trọng mà còn là vấn đề sinh tử. Và để chiến đấu tốt, cần phải khám phá ra “tính năng động” của cám dỗ đắc thắng này, để kết nối những trái xấu của nó với cội rễ nuôi dưỡng chúng.
Tin rằng bạn nắm giữ sự thật trong tay: ‘sự ngạo mạn (hubris)’
Chúng ta hãy đi vào chủ đề với cách diễn đạt độc đáo điển hình của ĐTC Phanxicô. Cách đây không lâu, khi nói về chủ nghĩa đắc thắng trong một cuộc gặp riêng, ngài đã sử dụng một cách diễn đạt vốn đã được sử dụng khi còn là Hồng y trong các cuộc đối thoại với Rabbi Abraham Skorka. Ngài nói, chủ nghĩa đắc thắng đi vào chúng ta khi “chúng ta tin rằng chúng ta có sự thật trong tay”[7], nghĩa là khi chúng ta tin rằng chúng ta không cần phải tham gia vào công việc thực hiện một quá trình phân định, hoặc đảm nhận các nhiệm vụ mục vụ để phục vụ dân Chúa, những người đang cần sự hiện diện và hướng dẫn rõ ràng của mục tử.
Chúng tôi đã dịch cụm từ tener la precisa, một cụm từ điển hình của người Argentina, là “có sự thật trong tay”. Thông thường, cách diễn đạt này mô tả tâm lý của những người bị ảnh hưởng bởi cái gọi là “hội chứng kiêu ngạo”, hội chứng của những cá nhân kiêu ngạo, tức là của những người tin rằng họ biết tất cả và cảm thấy mình vượt trội và không thể bị trừng phạt. Hubris trong tiếng Hy Lạp (tiếng Anh là pride, niềm tự hào) biểu thị sự tự phụ, thái quá và thiếu chừng mực của những người vượt quá giới hạn mà công lý đưa ra.
Đây không chỉ là một hiện tượng tôn giáo, nhưng còn hơn thế nữa[8]. Logic của nó hiện diện ở mọi giai đoạn và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến việc khi còn nhỏ chúng ta học cách vui mừng nhanh như thế nào, như thể đó là một sự đắc thắng vẻ vang, trước một thành công thể thao nào đó mà chúng ta thấy người lớn vui mừng. Logic này trở thành một mô hình thực sự, mô hình kỹ trị mà ngày nay có tính đồng nhất và một chiều, trong một số lĩnh vực mà kẻ có quyền lực quan tâm. Các nhà kinh tế, chính trị gia và kỹ thuật viên bị mê hoặc bởi ý tưởng (sai lầm) về sự tăng trưởng vô hạn và “quan niệm sai lầm rằng ‘có sẵn nguồn lượng năng lượng và tài nguyên vô hạn, dẫn đến việc ép hành tinh đến mức giới hạn và vượt quá giới hạn’” (Laudato Si’ [LS], số 106).
Sự ngạo mạn là sự thái quá mà kẻ kiêu ngạo rơi vào khi họ thích làm nhục ai đó yếu đuối. Logic liên kết sự kiêu ngạo với việc vượt quá giới hạn, điều này gây ra sự thù địch hoặc sự trả thù tiếp theo của các vị thần chống lại những con người không còn ở vị trí của họ trong vũ trụ. Những kẻ bị thống trị bởi sự ngạo mạn ăn theo đắc thắng, coi đắc thắng là “con mồi”. Điều quan trọng là trong tiếng Hy Lạp, hành động hiếp dâm được gọi là hubrizein. Bên dưới những lạm dụng khủng khiếp được thực hiện trong Giáo hội là tội kiêu ngạo, sự kiêu ngạo quá mức được che giấu rất kỹ nhưng vẫn có thể nhận thấy được trong một số biểu hiện của nó[9]. Ngày nay, ĐTC quan ngại về mối liên hệ đã được nhận thấy gần đây trong Giáo hội giữa chủ nghĩa đắc thắng hiển nhiên của một số phong trào và nhân cách mới với những lạm dụng ngấm ngầm đang diễn ra giữa họ[10].
Diego Fares, S.J
Nguồn tin: https://dongten.net/
[1] Vào đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã nói: “Chủ nghĩa đắc thắng thuộc về các Kitô hữu là điều trải qua sự thất bại của con người, sự thất bại của thập giá. Để mình bị cám dỗ bởi những chủ nghĩa đắc thắng khác, bởi những chủ nghĩa đắc thắng trần tục, có nghĩa là nhượng bộ trước cám dỗ quan niệm về một ‘Kitô giáo không có thập giá’, một ‘Kitô giáo nửa vời’” (Đức Phanxicô, Bài giảng tại Santa Marta, ngày 29 tháng 5 năm 2013).
[2] J. M. Bergoglio, “La cruz y la misión,” trong Boletín de espiritualidad, No. 89, September-October 1984. Now in Id., Cambiamo! Milan, Solferino, 2020, 232.
[3] Cf. H. de Lubac, Meditazione sulla Chiesa, Milan, Paulines, 1955.
[4] Francis, Homily at Santa Marta, May 16, 2020.
[5] Thái độ kiêu ngạo và khinh thường của thế gian đối với những kẻ giết các vị tử đạo thường hiện diện nơi cuộc tử đạo của những người kiên định với đức tin..
[6] Francis, Homily at Santa Marta, May 16, 2020, op. cit.
[7] “Đôi khi mọi người nghĩ rằng họ nắm giữ sự thật trong tay, nhưng thực tế không phải vậy. […] Tôi khuyên mọi người đừng biết đến Chúa bằng tin đồn. Thiên Chúa hằng sống là Đấng mà họ sẽ tận mắt nhìn thấy trong trái tim mình” (J. M. Bergoglio – A. Skorka, Il cielo e la terra. Il pensiero di Papa Francesco sulla famiglia, la fede e la Missione della Chiesa nel XXI secolo, Milano, Mondadori, 2013, 15).
[8] Thật thú vị khi thấy rằng trong thần thoại, các hình phạt liên quan đến tính kiêu ngạo rất nhiều và đa dạng, và tất cả đều liên quan đến việc đánh giá quá cao bản thân. Nhà thơ Epicurean Lucretius giải thích huyền thoại về Sisyphus là hiện thân của những chính trị gia khao khát chức vụ công, nhưng liên tục bị nó đánh bại. Việc theo đuổi quyền lực, bản thân nó là một “thứ trống rỗng”, được so sánh với việc lăn một tảng đá lên đồi. Tantalus, vì tội ăn trộm ambrosia, đã bị kết án là phải chịu đói khát mãi mãi. Icarus đã phạm tội kiêu ngạo vì bay quá gần mặt trời. Nguồn gốc bắt chước của chủ nghĩa đắc thắng mang tính tinh thần, vì vậy niềm đam mê này có thể có nhiều hình thức, tùy thuộc vào điều gì khiến mỗi cá nhân cảm thấy đắc thắng. Chính thực tại lừa dối và đôi khi bị che giấu này ẩn giấu trong những người bị thói xấu này ám ảnh.
[9] Như câu tục ngữ nói, “Chúa trừng phạt sự kiêu ngạo bí mật bằng sự ham muốn hiển nhiên.”
[10] “Chúa Thánh Thần chắc chắn thổi bất cứ nơi nào Ngài muốn và khi nào Ngài muốn. […] Tuy nhiên, cá nhân tôi rất ấn tượng bởi thực tế là hiện tượng này đôi khi đi kèm với một chủ nghĩa đắc thắng nhất định. Và chủ nghĩa đắc thắng, trong thực tế, không thuyết phục được tôi. Tôi cảnh giác với những biểu hiện của sự phát triển kiểu gần như trong ‘ống nghiệm’ này hoặc những biểu hiện hoặc thông điệp đắc thắng theo kiểu nói ơn cứu độ ở ngay đây” (Francesco, La forza della vocazione. Conversazione con Fernando Prado, Bologna, EDB, 2018, 44).
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH
Đang online: 195 | Tổng lượt truy cập: 4,164,150