CHỊ NỮ TU SỐNG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN
Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bửu Khánh
Giáo phận Xuân Lộc
1. Đời sống cộng đoàn
Là con người phải có chiều kích sống đời cộng đoàn vì mang trong mình xã hội tính. Không ai là một hòn đảo, cũng không ai sống cô độc một mình => đời sống cộng đoàn là cần thiết (không chỉ là cộng đoàn nhà tu mà cả những cộng đoàn của xã hội).
Riêng với đời tu ngoài ba lời khuyên tin mừng phải sống và giữ thì đời sống cộng đoàn là một vần đề nhức nhối, khó lường hết những phức tạp của nó mà hầu như Hội Dòng nào cũng trải qua và cá nhân nào sống đều trải nghiệm. Có thể nói vấn đề cộng đoàn là vấn đề muôn thuở. Cộng đoàn có thể giúp tôi nên thánh, nhưng cũng có thể biến tôi thành quỷ, nghĩa là có thể giúp tôi về thiên đàng, cũng có thể xô đẩy tôi xuống hỏa ngục. Cộng đoàn cũng có thể là nơi tôi tìm thấn sự an ủi, tình thương thật, mong muốn được trở về mỗi khi đi xa, cũng có thể là nơi chẳng muốn về, ….
2. Tôi sống trong cộng đoàn tu trì
Đây không phải là một cộng đoàn gồm những người có tương quan tình bạn, hợp tính tình, thích sống chung với nhau, không thích thì nghỉ chơi. Cũng không phải là những hội chơi lan, nghe nhạc, hội thể thao,…. Cộng đoàn tôi đang sống gồm những người cùng một lý tưởng hiến thân cho Chúa để phục vụ tha nhân theo một linh đạo của một Hội Dòng được Giáo Hội và xã hội công nhận. Như vậy, tôi được chính Thiên Chúa gọi và chọn tôi sống trong cộng đoàn này để nhắm đến mục đích thể hiện lý tưởng Kitô giáo cách đặc biệt, bao gồm những người độc thân, muốn cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa trong một linh đạo riêng, có tổ chức riêng, sống tình huynh đệ phổ quát và cùng nhau làm việc tông đồ. => Thánh hóa bản thân, chia sẻ lắng nghe Lời Chúa dưới tác động của Thánh Thần => tìm ý Chúa để thi hành.
Dù rằng cộng đoàn tập hợp nhiều cá thể riêng biệt, bị ảnh hưởng bởi nhiều môi trường giáo dục: gia đình, học đường theo từng thời kỳ khác nhau của sự thay đổi các thể chế lãnh đạo đất nước (trước 1975, sau 1975, thời đại 9X (thập niên 90), thế hệ 2K (thập niên 2000), thay đổi do sự phát triển của xã hội, văn hóa, vùng miền…. Dù khác nhau về thế hệ, trình độ, văn hóa vùng miền ấy nhưng vẫn hiệp nhất với nhau trên nguyên lý của Mầu Nhiệm Ba Ngôi do tình yêu của Chúa Kitô quy tụ nên một => một lòng một ý = Hiệp thông. Tình yêu Đức Ki-tô đã quy tụ một số lớn các môn đệ nên một, để như Người và nhờ Người, trong Chúa Thánh Thần, theo dòng thời gian, họ có thể đáp lại tình yêu của Chúa Cha, bằng cách yêu mến Người hết lòng, hết dạ, hết sức (x.Đnl 6,5) và yêu anh em như chính mình (x.Mt 22,39).
Trong số các môn đệ này, những người đã cùng nhau quy tụ thành các cộng đoàn tu trì, những người nam và người nữ thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (Kh 7,9) đã và vẫn còn là biểu hiện hùng hồn của tình yêu cao siêu và vô biên này. Được sinh ra không do ý muốn của xác thịt, không bởi sự hấp dẫn cá nhân, cũng không bởi động lực con người, nhưng bởi Thiên Chúa (Ga 1,13), do lời mời gọi và sự lôi cuốn siêu nhiên, các cộng đoàn tu trì là dấu chỉ sống động về sự tối thượng của tình yêu Thiên Chúa, Đấng làm nên những điều kỳ diệu, và về tình yêu đối với Thiên Chúa và với anh chị em mình như đã được Đức Giêsu Kitô biểu lộ và thực hiện .
Hiệp thông không hiểu là cào bằng, ai cũng giống ai, sống theo một kiểu => Mono. Không, mỗi người là một ngôi vị riêng biệt với những đặc trưng riêng và bất khả thế => Hiệp nhất trong đa dạng, phong phú trong sự hiệp thông => Stereo của cộng đoàn. Hiệp thông, hiệp nhất mà không bị mất hút hay hòa tan
Cộng đoàn hoàn toàn khác hẳn với nhóm. Nhóm quy thụ theo ý muốn, năng lực, sở thích. Nếu mục đích không còn, nhóm tự tan rã. Cộng đoàn là sự hòa hợp giữa các ngôi vị cùng một lý tưởng, một linh đạo sống => mục đích làm việc theo linh đạo và lý tưởng. Linh đạo và lý tưởng chi phối mục đích và việc làm của cộng đoàn.
Cộng đoàn không phải là sáng kiến của cá nhân mà là của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ quanh Ngài một cộng đoàn sống động. Như thế, Thiên Chúa là người thành lập, duy trì, và thăng tiến cộng đoàn nhờ sự cộng tác của từng thành phần sống trong cộng đoàn ấy. Cộng đoàn không còn ý nghĩa, giá trị và sức sống khi mất đi chiều kích thiêng liêng này.
Đời sống cộng đoàn chính là phản ánh của sự hiệp thông Ba Ngôi, nghĩa là các thành phần trong cộng đoàn dù là ai, chức vị nào phải một lòng, một ý, một khao khát, một lý tưởng tông đồ. Sống cộng đoàn là phản ánh bản chất con người là loài có tương quan, được mời gọi mở ra để đến với người khác, sống trong sự hiệp nhất với họ. Nếu không có chiều kích này thì không còn là con người mà là loài lang thú. Một cộng đoàn thự thụ không còn sự phân biệt về phẩm giá mà thánh Phaolô đã nói: Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô (Gl 3,28). Mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa phải được xem là bình đẳng. Trong cộng đoàn các thành phần có thể khác nhau về tuổi tác, về trình độ, về chức vụ, về công việc, về vai vế, nhưng không bao giờ có chuyện ai đó quý giá hơn người kia. Mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau, tuỳ theo nhiệm vụ mình được giao, để phục vụ lẫn nhau, chứ không phải thống trị, ra lệnh, yên trí người này người kia (các bề trên hay bị nhiễm con virus gây nên thứ bệnh khó trị này) (Mt 18,1; 20, 26-28).
Cộng đoàn phải được dệt nhau bằng sự phục vụ, yêu thương, nâng đỡ, nếu không cộng đoàn đó chẳng hơn gì một ký túc xá, không định hướng, mất lý tưởng và không còn linh đạo sống.
3. Những khó khăn khi sống đời cộng đoàn
Đã sống chung luôn có những vấn đề nẩy sinh: sự hiểu lầm (bề trên với bề dưới, chị em với nhau mà không thể giải tỏa, bề dưới nói bề trên không nghe vì đã bị bệnh yên trí do con virus khốn nạn kia thấm nhậm vào người bề trên); do tính tình của mỗi cá nhân mà không được huấn luyện để trưởng thành, không được tôn trọng, …nghe những người khác mà không nghe chính đương sự trình bầy, các chị em bất mãn không thèm cộng tác hay chia sẻ vì cách làm việc của bề trên, …Cũng phải kể đến sự giáo dục hôm nay nơi các cộng đoàn, nuông chiều những người trẻ, người trẻ tự cao, tự tôn cho mình có trình độ, giỏi hơn các bậc đi trước => coi thường người khác, … thậm chí bề trên quá chú trong đến thu nhập vật chất,…. (hàng tháng phải nộp tiền, …ít là khó chịu)
Cộng đoàn là nơi quy tụ của nhiều loại tính khí khác nhau. Người có óc tổ chức thì nhanh nhẹn, nguyên tắc và chính xác, người thì hạn hẹp về khả năng. Có người hướng ngoại, lạc quan và thích giao tiếp, người khác suốt ngày chỉ trầm lắng, ít nói. Rồi một số quy định có thể là phù hợp với người này, nhưng không thích hợp với nghười kia. Những va chạm không thể tránh được vì bất đồng quan điểm sống, không cùng ý kiến, …. Xem ra đó là tính chất giới hạn và yếu đuối, rất con người của mỗi người => mỗi thành viên phải đối diện cũng như tìm cách giải quyết để có thể chung sống hòa hợp với nhau trong một sợi dây hiệp nhất. Vậy nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta nhìn thấy trong cộng đoàn ít nhiều cũng xảy ra những mâu thuẫn hay bất hòa trong công tác, giận dỗi hay ghen tuông trong tình cảm, hoặc có khi là cuộc khẩu chiến nảy lửa cũng có thể xảy ra trong một cuộc họp căng thẳng….
Dù biết rằng trong cộng đoàn đôi khi cần có những góp ý, sửa dạy để giúp nhau sống tốt hơn (Dt 12, 5-7, 11-13) (Mt 18,15-17). Việc sửa dạy cũng cần được thực hiện ở những cấp độ khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh. Khi xảy ra những xung đột, cũng cần phải có sự hoà giải và tha thứ (Mt 18,22). Vì các tu sĩ cũng không tụ họp với nhau chỉ để ăn uống, vui chơi giải trí, tận hưởng cuộc sống an nhàn trong khuôn viên nhà dòng để trốn tránh sự đời mà là nơi họ được quy tụ để cùng chia sẻ một sứ mạng, một lệnh truyền của Chúa.
Cộng đoàn là nơi họ đến và ở lại với Chúa, được Chúa hướng dẫn và dạy dỗ, đến lúc nào đó, họ sẽ phải ra đi khắp nơi, tuỳ theo sứ mạng của mỗi người. Điểm tựa và sức mạnh để họ sống đời cộng đoàn là Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Giêsu. Dù có trải qua biết bao sóng gió thăng trầm, thậm chí có khi phải ngã gục, muốn bỏ cuộc như các môn đệ Emmaus, các tu sĩ vẫn luôn tìm thấy được niềm vui và sức mạnh để đứng lên và trở về với cộng đoàn. Đức Giêsu Phục Sinh là niềm hy vọng của họ. Đây là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa cộng đoàn dòng tu với những tổ chức xã hội khác. Vì Giêsu, họ đến với nhau, vì Giêsu, họ chấp nhận phân tán cho sứ mạng. Và trong Giêsu, họ lại tìm thấy nhau.
4. Tìm các giải quyết (theo huấn thị đời sống huynh đệ)
+ Cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân ơn gọi và sứ vụ chung, một hồng ân trổi vượt mọi sự khác biệt cá nhân và văn hoá; cổ võ thái độ chiêm niệm sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Đấng đã gửi đến cộng đoàn những anh chị em đặc biệt mà mỗi người đều là món quà cho người khác; ngợi khen Thiên Chúa về những gì mà mỗi anh chị em chia sẻ bằng sự hiện diện và Lời của Đức Kitô ;
+ Cổ võ sự tôn trọng lẫn nhau, nhờ đó chúng ta chấp nhận cuộc hành trình chậm chạp của những phần tử yếu đuối hơn, đồng thời không bóp nghẹt sự phát triển những cá nhân phong phú hơn; một sự tôn trọng nuôi dưỡng óc sáng tạo nhưng cũng đòi hỏi trách nhiệm với người khác và với sự liên đới;
+ Nhắm vào sứ vụ chung: mỗi hội dòng có một sứ vụ mà tất cả mọi người phải cộng tác vào tuỳ theo tài năng riêng của mình.
+ Nên nhớ rằng sứ vụ tông đồ trước hết được tín thác cho cộng đoàn, và điều này thường đòi hỏi thi hành những công việc phù hợp với Hội Dòng.
+ Người tu sĩ khi vì vâng lời mà nhận lãnh các sứ vụ cá nhân, thì phải nghĩ là mình được cộng đoàn sai đi. Về phần mình, cộng đoàn sẽ phải thường xuyên giúp họ cập nhật hoá và hoà nhập họ vào những cuộc duyệt xét những dấn thân tông đồ và cộng đoàn .
5. Quyền bính để phục vụ tình huynh đệ
Nỗ lực xây dựng những cộng đoàn bớt vụ hình thức, bớt độc đoán, thêm tình huynh đệ và thêm sự tham gia.
Theo tinh thần Tin Mừng, quyền bính luôn luôn là để phục vụ.
@ Quyền bính cổ võ và nâng đỡ sự tận hiến của họ. Nhiệm vụ chính của quyền bính là xây dựng, trong sự hiệp nhất anh chị em, một cộng đoàn huynh đệ trong đó mọi người tìm kiếm và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Do đó, trước hết, bề trên phải là một người tâm linh, xác tín tính ưu việt của khía cạnh tâm linh, vừa liên quan tới đời sống cá nhân lẫn sự phát triển đời sống huynh đệ.
@ Quyền bính kiến tạo sự hiệp nhất quan tâm lo sáng tạo bầu khí thích hợp cho sự chia sẻ và tinh thần đồng trách nhiệm: khuyến khích mọi người đóng góp vào công việc chung, cổ võ các phần tử đảm nhận và tôn trọng trách nhiệm; qua sự lưu tâm đến con người, cổ võ đức tuân phục tự nguyện, sẵn lòng lắng nghe các phần tử, xúc tiến sự cộng tác hài hoà vì lợi ích của Hội dòng và của Giáo Hội; quyền bính còn phải tìm cách duy trì sự quân bình giữa những khía cạnh khác nhau của đời sống cộng đoàn - giữa cầu nguyện và làm việc, tác vụ tông đồ và việc huấn luyện, làm việc và nghỉ ngơi .
6. Cộng đoàn trong đời thánh hiến
Cộng đoàn tu sĩ không phải ngẫu nhiên thích nhau rồi cùng nhau sống chung mà có cùng nhiệm vụ hay dự phóng nào, nhưng bởi vì chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi sống cộng đoàn chính là một chiều kích thiết yếu của đời sống thánh hiến. Chiều kích này không chỉ là một chọn lựa, nhưng còn là một ân ban được khởi nguồn từ Thiên Chúa. Sống đời cộng đoàn là để thánh hóa và hoán cải đời sống cá nhân dưới sự thúc đẩy của Thần Khí.
Sự hiện diện của mọi thành viên đều là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa để mỗi ngày, cộng đoàn lại lên đường, được giáo huấn của các Tông Đồ nâng đỡ: Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ; coi người khác trọng hơn mình (Rm 12,10); Hãy đồng tâm nhất trí với nhau (Rm 12,16); Hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã đón nhận anh em (Rm 15,7); Tôi tin chắc rằng... anh em... có khả năng khuyên bảo nhau (Rm 15,14); Anh em hãy chờ nhau (1 Cr 11,33); Hãy đem lòng yêu thương mà làm tôi lẫn nhau (Gl 5,13); Hãy an ủi nhau (1 Tx 5,11); Hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau (Ep 4,2); Phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau (Ep 4,32); Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau (Ep 5,21); Hãy cầu nguyện cho nhau (Gc 5,16); Anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau (1 Pr 5,5); Chúng ta được hiệp thông với nhau (1 Ga 1,7); Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí... nhất là cho những anh em cùng trong đại gia đình đức tin (Gl 6,9-10).
Chỉ trên nền tảng của tình yêu mới có thể xây dựng, duy trì sự hiệp nhất huynh đệ trong cộng đoàn và sống trọn vẹn ý nghĩa của cộng đoàn thánh hiến.
7. Tôi sống đời cộng đoàn theo Hiến Pháp Hội Dòng Đaminh Thái Bình (p.55)
+ Đặc tính: Cộng đoàn cầu nguyện, học hỏi chân lý, chia sẻ niềm tin, tìm kiếm ý Chúa qua đối thoại, cổ võ tiến đức và sửa lỗi huynh đệ, chứng ta lời khuyên tin mừng, hoạch định thi hành sứ vụ tông đồ (HP.36)
+ Xây dựng cộng đoàn:
Bề trên: cổ võ sống hài hòa, linh động, trung thành với luật dòng, khuyến khích sống đời sống chung.
Bề dưới: tham gia các sinh hoạt chung tích cực, trung thành tạo niềm vui, sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong tinh thầntrách nhiệm. (HP.37)
+ Nội quy quy định:
Tham dự các giờ chung: cầu nguyện, học tập, làm việc, ăn uống, giải trí, ….
Tạo bầu khi hiệp thông trong bữa ăn
Tôn trọng giờ nghỉ của chị em
Cuộc đi chơi chung – picnic, …
Với chị em già yếu đau bệnh: ân cần săn sóc, tri ân, …
Các chị em gặp thử thách (HP 39)
8. Tôi xem lại đời sống cộng đoàn của tôi
Tương quan với Chúa là nền tảng của cộng đoàn…..?
Sống tinh thần của một tu sĩ,….?
Sống tích cực hay tiêu cực trong đời sống cộng đoàn,….?
Quan tâm tới chị em theo tinh thần nào? Sống với chị em thế nào,… với bề trên,….?
Cái tôi của tôi thế nào,…..?
Tương quan với chị em trong cộng đoàn,…..? Biết nghe và thấu hiểu, đón nhận nhau thế nào,….?
Chấp nhận sự yếu đuối của nhau, …. Tin tưởng lẫn nhau, ….
Lưu ý: Các bề trên và các chị phụ trách nơi các cộng đoàn
Bề trên (tổng phụ trách) và các chị phụ trách hãy ý thức về bổn phận của mình với cộng đoàn, không lạm quyền, tránh bệnh virus yên trí với các chị em mình không ưa,… nhớ rằng quyền là để phục vụ chứ không phải để thống trị, độc đoán,….
Thường xuyên đặt mình trước mặt Chúa để cật vấnlương tâm về các hành xử của mình với chị em: lạm quyền, thống trị, độc đoán hay hiền dịu, yêu thương, chỉ bảo, hướng dẫn,…. Chúa sẽ hỏi chúng ta sau khi kết thúc cuộc đời này.
Tại sao khi không có mặt mình chị em cười nói vui vẻ, khi mình vừa tới hiện diện chị em im lặng, thậm chí còn bỏ đi không ngồi lại với nhau,…. Còn một mình Bề trên,…. Bề trên có thấy điều đó không.? Tại sao? Do cách hành xử của mình,…?
Hãy nhìn thẳng vấn đề, đừng tránh né hay đánh lận con đen….
Và còn nữa…..
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH THÁI BÌNH
Đang online: 34 | Tổng lượt truy cập: 3,036,107