Thánh Au-gút-ti-nô Nguyễn Văn Mới (19.12)

  • 28/08/2023 07:27
  • Thánh Au-gút-ti-nô Nguyễn Văn Mới sinh năm 1806 tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình. Ngày 19-12-1839, anh Mới cùng với bốn vị khác bị dẫn ra pháp trường Cô Mê – Bắc Ninh lãnh phúc tử đạo. Ngày 27-12-1900, Đức Thánh cha Lê-ô XIII đã phong chân phước cho anh. Ngày 19-6-1988, Đức Thánh cha Gio-an Phao-lô II đã tôn anh lên hàng hiển thánh.

    Thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới, tử đạo ngày 19 tháng 12 năm 1839

    Ngày 19 tháng 12

    THÁNH AU-GÚT-TI-NÔ NGUYỄN VĂN MỚI

    Nông dân, tử đạo (1806-1839)

    1.  Tiểu sử

    Cậu Au-gút-ti-nô Nguyễn Văn Mới sinh năm 1806, tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nông dân ngoại giáo. Ðến tuổi trưởng thành, anh đến làng Ðức Trai, xứ Kẻ Mốt để làm mướn. Tiếp xúc với giáo hữu ở đây, càng ngày anh càng thấy mến đạo, và xin theo học giáo lý. Năm 31 tuổi, anh được cha Tự rửa tội và lấy tên thánh bổn mạng là Âu Tinh.

    Mấy năm sau, cha Tự cũng chủ sự lễ thành hôn cho anh với một thiếu nữ trong xứ. Theo các lời chứng trong hồ sơ phong thánh, anh Au-gút-ti-nô Mới sống đạo rất tốt, đặc biệt là đọc kinh mân côi mỗi tối. Dù có ngày lao động vất vả đến mãi khuya mới về, anh cũng không quên đọc kinh mân côi kính Ðức Mẹ.

    Ngày 29-6-1836, khi quân lính bao vây làng Kẻ Mốt và bắt cha Tự, họ buộc toàn dân phải ra đình điểm danh, rồi bước qua thánh giá. Một số tín hữu nhanh chân lẩn tránh được, một số nhát gan thực hiện lời yêu cầu của lính. Các anh Mới, Vinh và Ðệ cương quyết không chịu đạp lên thánh giá, nên bị bắt và áp giải lên giam tại Bắc Ninh chung với cha Tự, ông trùm Cảnh, hai thầy Úy và Mậu.

    Cuối cùng, ngày 19-12-1839, anh Mới cùng với bốn vị khác bị dẫn ra pháp trường lãnh phúc tử đạo.

    Ngày 27-12-1900, đức thánh cha Lê-ô XIII đã phong chân phước cho anh. Ngày 19-6-1988, đức thánh cha Gio-an Phao-lô II đã tôn anh lên hàng hiển thánh.

    2.  Chúa quan phòng -  Đức Hồng Y Giu-se Ma-ri-a Trịnh Văn Căn

    Ông Au-gu-ti-nô sinh ra trong một gia đình người ngoại, ông bỏ quê đến làng Đức Trai làm thuê mướn kiếm ăn, nhưng Chúa quan Phòng đã có chương trình tiền định sẵn cho ông, ở đây không những ông được phúc làm con cái Chúa mà lại là một chứng nhân tuyên xưng đức tin và chết vì danh Chúa.

    Được ơn Chúa soi sáng năm 31 tuổi ông chịu phép rửa tội, từ đấy trở đi ông giữ đạo sốt sắng, nhất là ông nêu gương về sự chăm chỉ lần hạt Mân Côi, dù mệt nhọc, bận rộn tối khuya cũng không bỏ, ông hiền lành ngay thật; về sau ông lập gia đình với một người ở làng này.

    Khi quan tỉnh Bắc Ninh đến vây làng Đức Trai bắt đạo trưởng theo lời tố cáo của một bổn đạo, Cha Phê-rô Tự bị bắt, các quan đòi dân làng ra điểm mục để bắt khóa quá, ai không khóa quá phải điệu về tỉnh. Trong làng nhiều người khóa quá, một số người trốn thoát, ông Mới và bốn ông Mận, Úy, Đệ, Vinh vì không khóa quá nên phải giải về Bắc Ninh cùng với Cha Tự.

    Vua Minh Mệnh nhận được sớ tâu về việc này thì truyền các quan phải tra tấn để các ông sợ mà vâng lệnh vua.

    3.  “Theo đạo Thiên Chúa là tội rất nặng”

    Căn cứ lệnh vua, quan làm khổ các ông nhiều cách, khi thì dụ dỗ ngon ngọt, lúc thì đe loi, nhưng dù thế nào các ông vẫn vững vàng xưng đạo. Tra tấn gần một tháng, các quan tâu vua rằng: “Chúng tôi đã xét đạo Gia-tô là tà đạo, dạy bảo những sự dỗi trá làm cho nhiều người tưởng là đạo thật, bỏ các thói tục nhà nước, làm xôn xao, sinh nhiều tai họa, cần phải phá tuyệt. Năm thứ XIII, vua đã ra sắc chỉ cấm đạo, nhưng các Tây dương đạo trưởng còn trốn ẩn dạy dỗ người ta, chia ra thành các xứ, các họ sai các đạo đồ đi nhiều nơi giảng đạo, tuyên truyền phổ biến sách đạo nên nhiều người ngu dốt mù quáng tin theo, tưởng là đạo thật. Chúng tôi đã làm hết cách chúng cũng không khai nơi ở của các Tây dương đạo trưởng, và càng ngày càng tin đạo vững vàng hơn. Vậy chúng tôi xin phạt chúng cách nghiêm khắc để chúng biết cải tà quy chính. Theo luật nước, đã phạt những người làm phù thuỷ, đồng cốt phải xử giảo, ai tin theo phải phạt 100 roi, đầy đi xa 3000 ngàn dặm.

    “Vậy chúng tôi đã bắt được đạo trưởng Nguyễn Văn Tự và người chứa nó là Hoàng Lương Cảnh, chúng tôi xin phạt hai tên đứng đầu này theo như luật trên là phải xử giảo, còn hai đầy tớ của đạo trưởng là Mận, Úy, và ba tên tin theo là Mới, Đệ, Vinh sẽ phạt 100 roi và đầy đến tỉnh Bình Định”.

    Nhận được sớ này, vua Minh Mệnh không thuận, vua cho rằng tội theo đạo Thiên Chúa nặng hơn những người làm nghề phù thuỷ, đồng cốt, phải tra khảo thêm nếu không chịu khóa quá sẽ trảm quyết hai tên Nguyễn Văn Tự và Hoàng Lương Cảnh, còn các tên Mận, Uý, Mới, Đệ, Vinh sẽ phải xử giảo giam hậu.

    4.  Buồn đổi thành vui

    Được lệnh vua, các quan lại tra khảo các ông nhiều lần nữa, các hình khổ tra tấn bày sẵn sàng để uy hiếp tinh thần các ông. Quan gọi riêng từng ông, đến lượt ông Au-gut-ti-nô Mới, các quan vừa khuyên vừa đe không khóa quá sẽ bị giết, khi các quan bắt ông bước qua ảnh Thánh giá, ông đến gần ảnh, quỳ lạy, hôn kính và cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa tôi! Dù chết tôi cũng không dám bước qua ảnh Chúa tôitôi không bỏ đolại tuyên xưng đo Chúa tôi cách vững vàng hơn nữa”.

    Các quan tức giận, truyền giam ông vào ngục với các bạn. Các ông đọc kinh cầu nguyện, ăn chay hãm mình nhiều hơn để xin Chúa thêm sức chịu mọi sự khó bằng lòng.

    Ngày 15-9 nghe tin Cha Tự và ông Cảnh phải trảm quyết, ông Mới và các bạn tự nhiên buồn rầu, lo lắng không biết mình có vững vàng đến cùng được không vì thiếu Cha Tự là nguồn nâng đỡ. Nhưng ba ngày sau khi chết, Cha Tự hiện về an ủi các ông rằng: "Chúng con đừng lo buồn, chúng con sẽ được phúc chết vì đạo, Chúa sẽ gìn giữ chúng con, nhưng chúng con phải dọn mình sốt sáng để lĩnh ơn trọng đại ấy"

    Được tin này, nỗi buồn của các ông đổi thành niềm vui hân hoan, các ông làm thêm nhiều việc lành phúc đức hơn nữa. Ông Mới và các bạn còn yên ủi các bạn tù, chia cho họ tiền bạc, của ăn áo mặc mà giáo hữu biếu các ông.

    top_moi.jpg

    5.  Những trận chiến cui cùng

    Từ khi Cha Tự bị xử, các ông phải ở trong ngục gần một năm nữa, vua truyền các quan phải tra khảo lại, nếu khóa quá sẽ tha, nếu không sẽ giết. Thế là một chiến dịch khác lại mở đầu, nhưng ông Mới và các bạn dự những trận chiến cuối cùng này cách dũng cảm. Quan truyền lính lôi các ông qua ảnh Thánh giá, ông Mới đến gần Thánh giá cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa tôixin cứu tôitôi xin phó linh hồn và xác trong tay Chúa”, và chống cự hết sức. Các quan thấy thế thì truyền đưa mỗi ông để một nơi. Vì các ông hiền lành thật thà nên các quan thương muốn tha nhưng phải theo ý vua.

    Cả năm ông đều mặc áo dòng Ba Thánh Đa-minh, trước khi chết, các ông ước ao và đã được khấn dòng để dọn mình lĩnh phúc tử đạo. 

    Ngày 24-11, các quan lại đòi các ông lên công đường bắt khóa quá, ông Mới và ông Vinh quỳ gối trước ảnh đọc kinh và hôn kính ảnh. Quan bảo rằng: "Các người bị án đã lâu, ta thương tâu vua xin để thong thả, nhưng vì các người cứng lòng quá nên sẽ phải chết".

    Ngày 18-12, có lệnh vua ra truyền phải xử ngay, quan Thượng đòi các ông lên dỗ rằng: "Hôm nay vua truyền xử các người, ta thương các người không có tội gì, chỉ tin theo những lời dại dột, hãy khóa quá, ta sẽ tâu vua tha". Các ông đồng thanh đáp: "Xin quan xử chúng tôi theo lệnh vua". Quan lại bảo: "Thôi, các người không đạp tượng cũng được, ta chỉ cần các người đi chung quanh tượng ta sẽ tha". Nhưng các ông thưa rằng: "Chúng tôi không dám làm vì thế cũng khóa quá".

    Bấy giờ quan Giám sát và lính đưa các ông đi xử ngay. Các ông đi nghiêm trang chắp tay, đọc kinh phó linh hồn to tiếng. Người ta theo xem rất đông, họ ngạc nhiên thấy các ông tươi vui, mọi người đều thương vì các ông bị chết oan.

    Xử xong, bổn đạo xông vào lấy di tích của các ông và hôm ấy tự nhiên có cơn gió rất mạnh nổi lên như bão, nhờ đó giáo dân lấy được xác các ông đưa về táng ở các họ đạo tỉnh Bắc Ninh. Xác ông Au-gu-ti-nô Nguyễn Văn Mới được đưa về nhà thờ họ Phương Vĩ.

    Đa Minh Thái Bình, tổng hợp

    Tham khảo nguồn tin:  https://hddmvn.net/

    https://www.tonggiaophanhanoi.org/

    Bài viết liên quan